Tổng thống Putin sẽ đi về đâu ?  KS. Doãn Mạnh Dũng

Tổng thống Putin sẽ đi về đâu ?  KS. Doãn Mạnh Dũng

Sơ đồ hướng phản công và bao vây  của quân Ucraina

Nước Nga tiếp nhận toàn bộ uy lực của Liên xô  khi tan rã năm 1991, từ vũ khí hạt nhân đến lảnh thổ rộng nhất thế giới cùng nhiều  đồng minh từng gắn bó với nước Nga trong 70 năm qua.

Năm 1991, Liên minh NATO và Nga được thành lập trong khuôn khổ Hội đồng hợp tác Bắc Đại Tây Dương.

Tháng 8/1999, Tổng thống Boris  Yelsin chọn Putin vốn là một sĩ quan an ninh của Liên Xô làm thủ tướng.

Ngày 31/12/1999. Tổng thống Boris  Yelsin từ chức và giao cho Putin giữ chức Quyền Tổng thống với lời hứa không truy cứu trách nhiệm người tiền nhiệm.

Ngày 26/3/2000 bầu cử sớm ở Nga, Putin giành 52,94 % số phiếu và trở thành Tổng thống Nga.

Như vậy chỉ trong 8 tháng, Putin từ một sĩ quan an ninh đã được giao vị trí dẩn dắt một quốc gia vào diện hùng mạnh nhất thế giới.

Thời Liên Xô, giới an ninh luôn luôn được giáo dục và sử dụng học thuyết đấu tranh giai cấp để chiến thắng trong cuộc đối đầu giữa Chủ nghĩa tư bản  và Chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa tư bản là một thực thể đã hình thành trong xã hội với nền kinh tế thị trường . Còn Chủ nghĩa xã hội mới xuất hiện trong lý thuyết giữa thế kỹ 19 và chưa hình thành trong xã hội loài người. Vì vậy để Chủ nghĩa xã hội chiến thắng Chủ nghĩa tư bản thì cần những giả thiết không có thực. Những giả thiết đó ngày càng mơ hồ và trở thành những giấc mộng không bao giờ có thực. Khi những lời hứa không thể thực hiện, giải pháp cuối cùng thường là bạo lực. Đó là nền tảng tư duy của Tổng thống Putin và các đồng sự của ông khi thất vọng với Liên Xô và mong muốn phục hồi Đại đế Nga.

Loài người khi bất lực trước tai họa thường có những khát  vọng xa thực tiển. Khát vọng xa thực tiển luôn luôn mang đậm màu sắc của tôn giáo. Vì vậy so sách một thực tại đang có  với giấc mộng  hay với tôn giáo là lỗi phổ biển của con người. Đó cũng là nguyên nhân tan vỡ của nhiều gia đình  vì sự khác biệt quá lớn giữa khát vọng khi yêu nhau và cuộc sống thực.

Nếu bạn đọc kỹ cuốn “Thép đã tôi thế đấy”, bạn sẽ thấy khát vọng của Paven là chiếm nước Ý cho mẹ đến ở vì nước Ý ấm hơn bờ Biển Đen (Trg 395, “Thép đã tôi thế đấy” NXB Vănhọc 2002). Paven từng viết thư cho anh ruột A-rơ-chôm vốn là thợ xúc than trên xe lữa, nhận ngay nhiệm vụ Chủ tịch Xô Viết thành phố (Trg 574 “Thép đã tôi thế đấy” NXB Vănhọc 2002).

Ngày hôm nay, Tổng thống Putin muốn chiếm Ucraina vì Ucraina ấm hơn Saint Petersburg và các người thân của Putin đều đang là tỷ phú nhờ bán Tài nguyên thiên nhiên của nước Nga. Có thể nói Paven là hình tượng của Tổng thống Putin.

Năm 2002 , Hội đồng NATO-Nga được thành lập để khuyến khích nước Nga chọn hành trình đến văn minh.

Trong triết học châu Âu, nhà triết học Immanuel  Kant (1724- 1804) – người Đức – đã sớm chỉ rõ chế độ độc tài là nguồn gốc của chiến tranh. Rất tiếc với tư duy quen sử dụng sức mạnh trong học thuyết đấu tranh giai cấp, Putin không thể tiếp nhận được văn minh châu Âu khi tham gia Hội đồng NATO-Nga.

Loài người đã thấy rằng, để sản xuất hàng hóa hay làm dịch vụ, con người phải sử dụng Tài nguyên sức lao động cơ bắp, Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ. Theo thứ tự trên, Tài nguyên sau đem nhiều lợi nhuận hơn Tài nguyên trước. Xã hội càng văn minh, hàng hóa hay dịch vụ đều có hàm lượng Tài nguyên trí tuệ ngày càng nhiều. Sức mạnh của quốc gia là đưa nhiều Tài nguyên trí tuệ vào hàng hóa hay dịch vụ chứ không phải dùng bạo lực để tìm đa cực.

 

Sử dụng chiến lược xuất khẩu Tài nguyên thiên nhiên là chiến lược chính xây dựng đất nước

Trong 23 năm lảnh đạo nước Nga, viên sĩ quan an ninh Putin đã  chọn chiến lược bán Tài nguyên thiên nhiên làm trụ cột cho xây dựng đất nước như  dầu, khí, khoáng sản, gổ … Chiến lược xuất khẩu Tài nguyên thiên nhiên đã giúp Tổng thống Putin xây dựng nhóm tỷ phú Nga giàu sang nhờ tham gia chiếm đoạt Tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Quan sát các Trung tâm thương mại tại Nga và trên thế giới, khó mà tìm thấy hàng hóa hay dịch vụ cao cấp của Nga. Hậu quả dân Nga rơi vào bẩy thu nhập thấp. Việc làm hiếm.Tuổi thọ trung bình đàn ông Nga chỉ 62, trong khi ở Mỹ là 84. Người dân Nga trở nên mặc cảm.

Tổng thống Putin không nhận ra sự sai lầm trên và tìm cách đổ lỗi cho phương Tây là nguyên nhân gây ra sự nghèo khó cho dân Nga trong 23 năm qua.

Tổng thống thành lập đội quân tư nhân

Bằng thủ thuật của một sĩ quan an ninh, Tổng thống Putin thay đổi Hiến pháp để có thể nắm quyền lực ở nước Nga 23 năm. Chế độ độc tài đã tự nó hình thành văn hóa xu nịnh và tất yếu tạo ra những kẻ bất tài nhưng có địa vị cao trong xã hội. Để chống lại những ý kiến khác biệt, giải pháp bạo lực đã hình thành. Nhưng giải pháp cực đoan nhất là giải pháp thành lập quân đội tư nhân của Tổng thống. Từ đó những nhà chính trị có quan điểm khác biệt lần lượt bị “biến mất” mà không thể giải thích.

Ngày 24/2/2022,  chiến tranh xâm lược Ucraina bùng nổ. Dự kiến của Tổng thống Putin chỉ hành quân trong 3 ngày và Kiev sẽ đầu hàng. Người Ucraina hoàn toàn bị tấn công bất ngờ. Nhưng bom đạn Nga đã đào sâu lòng căm thù và đánh thức lòng yêu nước của người Ucraina.

Tháng 9/2022, khi nước Nga  đang bắt đầu rơi vào thế bại tại chiến trường Ucraina, thì Putin buộc phải tung đội quân tư nhân Wagner ra mặt trận. Bản chất đội quân đánh thuê Wagner là tiền, nên họ chỉ quen giết kẻ yếu đuối. Nhưng khi đối đầu với những người anh hùng Ucraina đang chiến đấu vì Tổ quốc, thì họ tìm cách chuồn. Khi các trận đánh tại Bakhmut đang diển ra hồi tháng 5/2023, Wagner đã sớm đưa ra chiến lược rút khỏi Ucraina. Ngày 20/5/2023 Wagner tuyến bố đã chiếm Bakhmut với ảnh của vài người lính Wagner và thông báo  sẽ chuyển giao Bakhmut cho Bộ quốc phòng Nga và sẽ rời Ucraina. Hiểu được điều đó, nên Tổng thống Putin đã yêu cầu đội quân Wagner ký hợp đồng trực tiếp với Bộ Quốc phòng Nga. Khi lính Wagner ký hợp đồng trực tiếp với Bộ Quốc phòng Nga thì  người đứng đầu đội quân tư nhân bị mất số tiền lớn và lợi ích trong cung ứng cho quân đội. Lợi ích của ông chủ đội quân tư nhân Wagner – Prigozhin đã không đồng thuận với lợi ích của Tổng thống Putin ở giai đoạn này. Đó là nguyên nhân cuộc binh biến  của đội quân Wagner vào ngày 23/6/2023. Tổng thống Putin không thể cứng rắn với Prigozhin vì ông chủ Wagner đang giữ rất nhiều bí mật về quan hệ giữa Tổng thống và  Wagner.

Khi quân nổi dậy cách Mạc tư khoa  chỉ còn 200 km, Tổng thống Belarus – Lukashenko  đứng ra làm trung gian đàm phán giữa Tổng thống Putin và Prigozhin thì Prigozhin chấp nhận ngay dừng binh biến và di tản đến Belarus.

Việc đội quân Wagner hành quân trên đất Nga chiếm thành phố  Rostov và tiến về Thủ đô Mạc tư khoa  mà không bị chống cự… đã chứng tõ sự phân hóa và chia rẽ trong nước  Nga đã đến giai đoạn cực kỳ nguy hiểm.

Chắc chắn giới tinh hoa Nga sẽ sử dụng sự kiện nổi dậy của Wagner để xem xét vai trò của Tổng thống Putin trong trách nhiệm thực hiện Hiến pháp, sử dụng ngân sách, sự tham nhũng và chia rẽ đất nước Nga. Cuộc nổi dậy của quân Wagner đã chỉ rõ nền Cộng hòa Nga chỉ là hình thức và đưa Tổng thống Putin đối mặt với Tòa án Hiến pháp Nga.

Xâm lược Ucraina đối đầu với châu Âu và cả thế giới

Quốc gia Ucraina là thành viên chính thức của Liên Hiệp quốc từ 1991. Năm 1994  Nga, Mỹ, Anh đứng ra cam kết an ninh cho Ucraina để phi vũ khí hạt nhân tại Ucraina.Việc Nga tấn công xâm lược Ucraina đã tạo tiền lệ quyền xâm lược nước khác của các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Vì vậy các nước châu Âu và các nước trên thế giới quyết tâm ủng hộ Ucraina chống quân xâm lược Nga. Thế và lực của Ucraina ngày càng mạnh. Bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Ucraina, Nga mạnh gấp 10 lần Ucraina về quân số và khí tài. Nhưng đến nay quân số Nga chỉ hơn 5 lần quân số Ucraina nhưng lực lượng tinh nhuệ và các tướng giỏi hầu như không còn, khí tài của Nga hiện nay thì kém hẵn quân đội Ucraina. Đặc biệt lợi thế về địa lý đang giúp Ucraina giữ vị thế chủ động  bao vây và tiêu diệt quân Nga. Bán đảo Crưm và khu vực tả ngạn Kheson cách ly đường bộ và đường biển với Nga. Hiện quân Ucraina đã tiến dần, cách bờ biển Azov 20 km. Với các vị trí chiếm được hiện nay, Ucraina hoàn toàn có thể dùng pháo binh, UAV và USV  cắt đứt nguồn cung cấp vũ khí, lương thực từ Nga đến Crưm và tả ngạn Kheson, biến quân Nga tại các khu vực trên thành con tin để kết thúc chiến tranh.

Tổng thống Putin đang hy vọng lật lại thế cờ như trong Thế chiến II, biến Liên Xô từ đồng phạm với Phát xít Đức gây ra Thế chiến II, trở thành nạn nhân của Phát xít Đức. Vì vậy Tổng thống Putin rất muốn NATO tham chiến để hành vi tấn công xâm lược Ucraina là vì bảo vệ nước Nga. Đó là lý do, NATO không muốn kết nạp Ucraina vào NATO khi chưa kết thúc chiến tranh tại Ucraina.

Ngày 7/7/2023, Tổng thống  Biden đang cân nhắc sử dụng “mô hình Israel” cho Ucraina. Nếu chủ trương được chấp nhận, Ucraina hoàn toàn yên tâm đủ vũ khí chống quân xâm lược Nga dù chưa gia nhập NATO.

Như vậy cuộc chiến tranh xâm lược Ucraina của Nga đã chính thức đánh thức người khổng lồ Mỹ.

Người Nga dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nếu thua trận. Khi vũ khí hạt nhân được sử dụng thì thế giới này không kẻ thắng, người thua. Kẻ gây ra chiến tranh hạt nhân cũng biến mất ngay sau khi phát lệnh. Những tỷ phú nước Nga chắc chắn không chọn con đường nguy hiểm đến tính mạng của cá nhân và gia đình họ.

Đối đầu với dân Nga, đối đầu với Tòa án Hiến pháp Nga, đối đầu với dân Ucraina và nền văn minh của nhân loại, Tổng thống Putin sẽ  đi về đâu ?  ./.