Đi tìm mô hình cảng biển mới cho Hải Phòng ?

Đi tìm mô hình cảng biển mới cho Hải Phòng ?

Vậy cảng và cầu tàu nào đáp ứng nhu cầu trên. Hệ thống đê của đồng bằng Bắc bộ định vị được 1000 năm từ đời Nhà Lý nên dòng sông Hồng khó thoát ra cửa Ba Lạt mà bị đẩy qua Sông Đuống về Lục Đầu Giang rồi chia về Sông Cấm. Do đấp đập Đình Vũ nên phù sa không về cửa Cấm được nên đổ ra từ ngã ba Đình Vũ đến cửa Nam Triệu. Khi gặp dòng Bạch Đằng tại ngã ba Đình Vũ , độ rộng dòng sông Bạch Đằng rộng gấp hai lần dòng sông Cấm tại Đình Vũ vì vậy tốc độ dòng chảy giảm nhanh tạo sự bồi lắng từ đọan ngã ba Đình Vũ đến cửa Nam Triệu. Việc đầu tư lớn vào cảng Đình Vũ sẽ đối mặt với dòng sa bồi ngày càng lớn ngay trước thủy diện cầu tàu Có thể vì vậy ý tưởng xây dựng cảng tại Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện xuất hiện. Khi nghiên cứu dòng bồi lấp tại bờ biển Hải Phòng ta thấy phù sa mùa lũ tháng 7,8 ra biển gặp mùa gió  nam nên sa bồi bị đẩy theo hướng  bắc . Vì lý do nầy nên phía nam bờ biển Đồ Sơn bị cạn và nhiều sa bồi nên kế hoach xây dựng cảng Nam Đồ Sơn thất bại. Luồng vào Lach Huyện vùng Nam Cát Bà cũng chịu sự bồi lắng của dòng mặt như trên. Tại cửa Lach Huyện độ sâu -14,7 m, nhưng ngòai cửa và luồng vào bị cạn. Phù sa ra cửa Nam Triệu nhiều nhất vào mùa lũ tháng 7 tháng 8. Đúng mùa nàygió tây nam thịnh hành vùng ngoài khơi Hải Phòng . Vì vậy dòng mặt mang nhiều phù sa bị đẩy về phía tây nam bờ đảo Cát Bà . Lưởi bồi theo tài liệu mới nhất chỉ có độ sâu -2,6 m. Nếu luồng tàu đi vòng tránh lưởi bồi thì vùng cạn nhất là -5,2m . Vùng này cũng đang bị bồi lấp nhanh. Nếu đào sâu luồng Lạch Huyện thì khả năng tái bồi lấp là rất lớn. Làm đê dọc theo tây nam Cát Bà cũng khó khăn vì lưởi bồi có xu hướng phát triển lấp dần bờ tây nam đảo Cát Bà.
Bố cục hệ thống cầu tại cửa Lach Huyện rất khó khăn, vốn đầu tư rất lớn cho việc tạo mặt bằng.. .Như vậy để xây dựng cảng nước sâu Lạch Huyện chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thử thách không chỉ hệ thống cầu vượt sông, đường bộ, đường sắt, bố cục tuyến cầu tàu mà còn đối mặt với sự bồi lấp luồng Lach Huyện.Còn cảng Cảng Cái Lân đã xây dựng được cầu 5,6 và 7 với tổng chiều dài 680m . Còn lại cầu 2, 3,4 đang chuẩn bị xây dựng.Cảng Cái Lân bị hạn chế về độ dài cầu cảng, diện tích kho bãi và luồng vào phải nạo vét lớn để có độ sâu -10m .Như vậy chúng ta thật sự đang gặp khó khăn cho mô hình hệ thống cảng khu vực phía Bắc.
Về chiến lược vận tải, từ năm 1997, Hông Kông , Singapore và Nhật đã chấm dứt xây dựng cầu tàu dưới -14m .Vì cảng nước sâu theo tiêu chuẩn của cảng trung chuyển phải có độ sâu -16 m. Như vậy cảng Lạch Huyện khó đạt được. Nếu làm bằng mọi giá thì chi phí quá lớn. Nếu cảng Lach Huyện chỉ đạt -14m thì bản chất cũng chỉ là cảng vệ tinh. Đã là cảng vệ tinh thì cái mạnh của nó là gần khu công nghiệp để rút ngắn vận tải bộ. Như vậy cảng Lach Huyện sẽ khó khăn trong cạnh tranh với vị trí là cảng vệ tinh. Để giải bài tóan trên, quan điểm của tác giả cho rằng cần xác đinh cảng Hải Phòng hay Cái Lân là hệ thống cảng vệ tịnh. Từ quan điểm trên tác giả đưa ra mô hình luồng và bố cục cảng mới cho cảng Hải Phòng như sau :
Mục tiêu cho tàu 2 đến 3 vạn tấn, nhiệm vụ là tàu con thoi chạy đến Hong Kong hay Vân Phong.
Luồng từ Lạch Huyện vào khu vực nam Thủy Nguyên. Sử dụng mặt bằng khu vực sông Ruột Lợn làm mặt bằng khu vực mặt nước của cảng mới.
Diện tích mặt nước cảng là 569 ha. Tuyến cầu tàu dài 10.5 Km , Tuyến luồng từ Lach Huyện vào cảng mới dài 14 km trong đó có 3 km là sông tự nhiên và độ dài luồng phải đào là 11km. Để có luồng và mặt nước cho tòan bộ vùng cảng , sơ bộ phải đào khoãng 80.339.000 mét khối đất. Với giá 5,5 USD/ m3 thì tổng chi phí là 442 triệu USD.

Mô hình mặt bằng cảng Hải Phòng mới.
Nếu giải pháp nầy được sử dụng chúng ta có thể chia thành các giai đọan sau :
Giai đọan đầu sau khi đào luồng có thể sử dụng luồng mới đào để khai thác cảng chính Hải Phòng hiện tại đồng thời tiến hành xây dựng Cảng mới.Khi Cảng mới hình thành thì chuyển dần sang khai thác cảng mới.
Trong tương lai nếu sa bồi từ nguồn sông Cấm về quá nhiều thì có thể xây đập ngay cửa sông Ruột Lợn với sông Cấm để chắn sa bồi từ sông Cấm , bõ Cảng cũ chỉ sử dụng Cảng mới.

 

Mô hình cảng Hải Phòng mới
Mô hình trên có các ưu điểm :
1) Hệ thống cảng mới có 10 km cầu tàu và đủ độ rộng khu hậu phương từ 500-700 m thỏa mản nhu cầu hàng qua cảng Hải Phòng trong tương lai.
2) Luồng vào thuận lợi , ổn đinh và không có sa bồi.Không phải duy tu hàng năm.
3) Vừa xây dựng , vừa khai thác được cảng chính.
4) Không thay đổi quy hoạch hiện nay của thành phố Hải Phòng
5) Khu xây dựng Cảng mới ít dân cư, dể quy hoach một hệ thống Cảng hiện đại mới.
6) Khu Cảng mới có khả năng cạnh tranh mạnh vì gần các khu công nghiệp, gần đường 5 và đường sắt nối vào cũng gần hơn.
7) Chí phí thấp hơn dự án Lạch Huyện vì giảm chi phí xây cầu vượt sông lớn .
8) Có tuyến cầu tàu dài hơn nếu bố cục cảng tại Lach Huyện.
Nhược điểm là khu vực sẽ bị nhiểm mặn hơn và mất một phần đất canh tác hay nuôi trồng thủy sản.

Bài 2 :Mô hình cảng nước sâu.
Bài tóan cảng nước sâu Đình Vũ sẽ khó trã lời khi dòng sông Cấm mang sa bồi từ sông Hồng , qua sông Đuống lắng đọng từ ngã ba Đình Vũ với sông Bạch Đằng đến cữa Nam Triệu.
Bài tóan cảng nước sâu Lạch Huyện chưa có lời giải để khắc phục lưỡi sa bồi từ cửa Nam Triệu bị gió  nam đẩy vào luồng Lach Huyện phía tây nam đảo Cát Bà.
Để giải quyết các khó khăn trên, tác giả đề xuất nếu buộc phải xây dựng cảng nước sâu tại Hải Phòng thị nên chọn vịnh Cát Cò , vùng cực nam đảo Cát Bà.Khu vực cảng nước sâu Cát Bà là bãi Cát Cò 1 và bãi Cát Cò 2 , hòn Cặp Ba Dế , hòn cặp Bù Do. Tòan tuyến cầu tàu đạt 3.000 m.Tuyến đường bộ mới cần làm từ cảng cá Cát Bà nối với bãi cát Cò dài 500 m.Mớn nước tự nhiên đạt -10m , mớn nước có thể nâng sâu đến -20m.Vùng nước trước cảng đạt 400 ha.Vùng nước quay tàu trên 1 km .Khu vực này sau khi nạo vét thì ổn định.Luồng vào cảng hoàn toàn ổn định. Có thể phải xây đê chắn sóng đông nam và sóng đông bắc để tạo vịnh kín và an toàn hơn.
Với giải pháp trên , cảng nước sâu Cát Bà hòan tòan ổn định. Vấn đề khó khăn là phải xây dựng mạng giao thông bộ từ Cát Bà về Hải Phòng. Hiện nay có khu du lịch tại bãi Cát Cò 1 và bãi Cát Cò 2.Vấn đề môi trường,đầu tư cơ sở hạ tầng hậu cần sau cảng như kho bãi, đô thị là những bài tóan lớn cần lời giải tiếp.

 

Đặc điểm khu vực cảng nước sâu Cát Bà

 Luồng vào hướng đông nam, luồng ra hướng tây.

Tổng diện tích vùng trước cảng 400 ha.

Tuyến cầu tàu giai đọan 1 2770m .

Cần   đê chắn gió đông Nam.

Nên đê chắn gió đông bắc

Cảng cách tuyến đường bộ 400m

 

KS Doãn Manh Dũng
Hội KHKT BIển Tp HCM

( Mô hình trên đã được giới thiệu tại trường Đại học hàng hải Hải Phòng năm 2008 )