Khi Viện sỹ hàn lâm quan tâm đến đường sắt !- TS Trần Đình Bá

Sau lời chào lịch thiệp là lời xưng danh bằng tiếng miền Trung trầm ấm : Tôi là Đặng Hữu ! Chỉ nghe đến đó tôi đã thốt lên : Thưa ! có phải Viện sỹ Đặng Hữu – Nguyên Bộ trưởng Khoa học công nghệ ? Đúng rồi !… Tôi thực sự xúc động và bày tỏ tấm lòng ngưỡng mộ … và sau đó toàn bộ cuộc điện đàm tập trung vào vấn đề “hot “ là giao thông vận tải . Viện sỹ hỏi tôi : Trong bài “ Phân tích sốc về “ tứ đại vina “ trên báo Kiến thức , tôi rất ngạc nhiên về thị phần vận tải hành khách của cả ba loại hình Đường sắt ( ĐS ) hàng không ( HK ) và hàng hải ( HH) chỉ 1 % anh có nhầm không ? Thưa Viện sỹ , chưa đủ cho 1% song phải lấy tròn đấy ạ , ĐS 16 triệu hành khách / năm , HK 11.5 triệu hk / năm còn đường biển thì không chở một hành khách nào cả , thị phần đó chỉ bằng 1/2 so với sân bay Changi ở Singapore thôi ạ ! Viện sỹ xót xa : Như vậy thì thấp quá , mất cân đối nghiêm trọng , nguồn dẫn có tin cậy ? Thưa, đó là số liệu chính thống từ Vụ trưởng Vận tải Trần Ngọc Thành , người chuyên lo việc theo dõi thị phần các loại hình để giúp cho Bộ trưởng GTVT hoạch định chính sách và chiến lược giao thông , công bố trước nhiều quan chức các bộ ngành , hội khoa học , cá thứ trưởng cục vụ viện bộ GTVT và nhiều phóng viên báo chí lúc 14h ngày 13/2/2013 tại Hội trường D , khi đó em được Bộ GTVT mời đến trình bày “ Hiệu quả kinh tế đường bay theo phương pháp Trần Đình Bá và Dự án hạch toán kinh doanh có lãi cho Hàng không quốc gia VNA “! Viện sỹ lặng đi vài giây có lẽ vì hụt hẩng bất ngờ và thất vọng cho sự nghiệp giao thông nước nhà giữa kỹ nguyên rực rỡ của khoa học công nghệ .

Ông kể , đã từng có thời kỳ làm việc ở Bộ GTVT đã có dự án mở một tuyến ĐS mới qua Tây Nguyên nhưng không thành công do địa hình phức tạp, thí điểm kiên cố hóa tuyến ĐS Hải Phòng Hà Nội để “ tăng tốc “ nhằm áp dụng hiện đại hóa nhưng thất bại do đường sắt khổ hẹp chỉ 1 mét nên đã chạm ngưỡng giới hạn an toàn .

Ông thuộc thế hệ Vàng của trí thức Việt Nam sau những ngày đất nước Độc lập , còn rất trẻ nhưng đã phải cầm súng trường kỳ kháng chiến trên quê hương Bình Định rồi tập kết ra Bắc theo hiệp định Genève 1954 , ông thuộc lớp “ hạt giống đỏ” cho dựng xây đất nước . Giảng dạy tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội rồi được chọn đi tu nghiệp làm luận án tiến sĩ tại Trường đại học Quốc gia Giao thông – Vận tải Moskva (MADI). Năm 1993 ông được Viện Hàn lâm Liên Bang Nga bầu làm Viện sĩ chính thức. Nhiều năm làm hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Đại học, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước , Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ , là một trong những người có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của khoa học công nghệ Việt Nam đặc biệt là công nghệ thông tin là một ngành mới và khó . Bởi vậy dù tuổi cao viện sỹ vẫn minh mẫn quan tâm đến công nghệ giao thông vận tải đặc biệt là ĐS lại là sở trường của ông .Điều đó làm tôi quá ngưỡng mộ như được gặp một vị “ Minh quân “ để được dịp bày tỏ “bức xúc” thực ra là tâm huyết khoa học hướng tới điều tốt đẹp vì cộng đồng !

Tôi thưa :Đường sắt khổ 1 mét dù có kiên cố hóa đến cở nào thì cũng chỉ là “ đồ cổ “ không thể tăng tốc qua tốc độ 80km/h vì toa xe đầu máy thời Pháp thuộc có khối tích nhỏ nên trọng tâm thấp nên mô men gây lật thấp mà hành trình Bắc Nam kỷ lục chỉ dừng lại ở 42 tiếng , nay đầu máy toa xe đều hiện đại có khối lượng lớn , trọng tâm cao chông chêng , vậy mà các tiến sỹ Thứ trưởng cục ĐSVN lại cho rằng khổ 1 mét vẫn chạy được 120 km/h , em không hiểu nổi tại sao họ lại liều lĩnh đến thế . Viện sỹ nói : Đúng , ĐS khổ 1 mét chỉ là tốc độ thấp dưới 80 km/h , các tiến sỹ đó chỉ chuyên về kinh tế đường sắt nên chưa hiểu đấy ! Tôi ấm ức , vậy họ còn rất nhiều , tới hàng trăm tiến sỹ ở các Trường Đại học, Viện KH-CN bộ GTVT đang ở đâu …., tôi bức xúc !

Viện sỹ hỏi tôi : Nếu mở rộng ĐS khổ 1.435 thông số bán kính cong theo tiêu chuẩn thiết kế có thỏa mãn không ? Thưa Viện sỹ : ĐS nước ta phải chấp nhận “sống chung với địa hình” ! Phải chấp nhận qua đèo Hải Vân – Khe nét …mà người Pháp đã vạch , còn cải tiến vòng cua bằng cách làm tuynel xuyên núi thì xa vời lắm ạ ! Theo lý tiêu chuẩn thiết kế bán kính cong cho khổ 1 mét hiện nay là V = 4.1 x ( với R là bán kính cong ) song do khổ đường hẹp nên vận tốc ( V) khi tàu qua đó rất chao lắc phải chạy rất chậm khoảng 15-30% theo V tính toán .Em đã lập trình và tính được ĐS 1.435 có mô men kháng lật cao gấp khổ đường cũ tới 2.94 lần nên công thức trên sẽ được áp dụng triệt để 100% như vậy vẫn tăng tốc an toàn hơn đường cũ và hiệu quả kinh tế vẫn sẽ tăng , cùng lúc có thể tăng gióc nghiêng đảm bảo để chống lại lực ly tâm . ĐS nước ta không nên cứng nhắc áp đặt khuôn mẫu theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN vì đây là cải tạo nâng cấp , phải chấp nhận một số vấn đề khiếm khuyết do lịch sử để lại. Mục tiêu đặt ra là để có tốc độ thường 120 km/h để tiến tới tốc độ cao 150 km/h hành trình HN- TPHCM từ 12 giờ là thành công rồi , lại hòa mạng quốc tế nữa ạ !

Được thế thì tốt lắm nhưng làm theo cách của anh liệu có làm gián đoạn hoạt động giao thông đường sắt hiện tại hay không , có phải mở rộng theo kiểu đường lồng 3 ray ở tuyến Gia Lâm-Đồng Đăng hay không ! Thưa không ạ , đường lồng ba ray là thứ “công nghệ cải lương” thời chiến tranh mang giải pháp tình thế nay phải nhanh chóng “ thủ tiêu công nghệ ” này vì hệ thống chuyển hướng rất phức tạp , độ mài mòn về ray không bằng nhau nên hiệu quả vận tải không cao lại mất an toàn . Biện pháp thi công của em là dùng phương pháp dùng Tà vẹt ba ray để “ bắc cầu” chuyển công nghệ từ quá khứ tới hiện tại và bền vững cho tương lai “, cụ thể là thi công tà vẹt và ray 1.435 kẹp 2 bên để không làm gián đạn hoạt động của đường cũ , khi xong sẽ đồng loạt chuyển đổi tháo bỏ đường 1 mét , còn lại 1.435 nên tiết kiệm thời gian thi công , vật tư nhân công , đặc biệt là tổng vốn đầu tư cho toàn bộ công trình chỉ 5 đến 6 tỷ USD , làm tổng lực toàn hệ thống thì 1 năm là xong .VN sẽ chuyển đổi thành công 3200 km ĐS của ba hệ 1m, 1.435, đường lồng qua hệ điều hành thống nhất 1.435 để không hỗn tạp như hiện nay , có như thế mới tăng hiệu quả kinh tế , kỹ thuật .Điều mà các giáo sư tiến sỹ ĐS ở Cục ĐSVN và VNR chưa ai nghĩ đến .

Tôi thưa với Viện sỹ ! Phương án làm mới một tuyến 1.435 đi song song bên cạnh đường sắt khổ 1 mét là “ đảng trí bác học” khi Newton” làm 2 lỗ cho mèo mẹ và mèo con qua lại , lúc đó hệ ĐS 1 mét sẽ không ai dùng . Theo tính toán của VNR và JICA thì làm mới tuyến ĐS 1.435 từ HN- TP HCM mất hết 27 tỷ USD là một con số khổng lồ không kèm gì tham vọng ĐSCT , hơn nữa thời gian nghiên cứu khảo sát thiết kế thi công , chờ lún phải trên 15 năm thì sự nghiệp ĐS sẽ trôi về đâu . Cục ĐSVN, VNR , JICA hiện đang rơi vào vòng xoáy luẫn quẫn “ Con kiến mà leo cành đa …” họ tự đưa ra 4 phương án nhưng lại không chịu lựa chọn được một phương án tối ưu thì thật mâu thuẩn và nghịch lý . Thậm chí chuyên gia ngoại còn khuyên ta làm theo sai lầm của họ khi đổ ra hàng tỷ USD kiên cố hóa ĐS khổ hẹp 1 mét cho tham vọng 120 km/h mà điều đó chắc chắn sẽ không thể nào thực hiện được, dự án “ tân trang đồ cổ “ từ 2004 đến nay đã hoàn toàn thất bại . Họ lại còn vẽ ra hai dự án ĐSCT Hà Nội – Vinh, TP HCM – Nha Trang bỏ qua đoạn miền Trung mới vô duyên . Em mong Viện sỹ là bậc “ Cây cao bóng cả “ về khoa học công nghệ về Đường sắt nên có lời đề nghị tổ chức một cuộc hội thảo toàn quốc để nhanh chóng tìm ra một phường án tốt nhất để cứu lấy sự nghiệp ĐS nước nhà chứ với cảnh “ con kiến … leo ra leo vào ” thế này thì 500 năm nữa VN vẫn chưa có ĐS hiện đại ! Viện sỹ đượm buồn và xót xa , ông kể khi đưa ĐSCT 56 tỷ USD ra trình QH , ông đã phải gọi điện thoại cho GSTS Đặng Vũ Minh – Chủ tich Liên hiệp các hội KHKTVN khuyên nên bác dự án ĐSCT và Quốc Hội đã tin .

Là “sinh viên xếp bút nghiên” ,từ chiến trường trở về , tốt nghiệp Đại học tôi được vinh hạnh cử đi thực tế nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Riga, sát cạnh Học Viện Hàng không Riga ( Liên xô cũ ) nơi đào tạo hàng trăm tiến sỹ và chuyên gia hàng không cho VN .Trên chuyến bay trở về VN 1989 tôi gặp rất nhiều giáo sư tiến sỹ được đào tạo tại Liên xô , Ba Lan , CHDC Đức , Hung , Bun , Tiệp …Anh , Pháp , Ý …và họ đã trở thành Bộ trưởng – thứ trưởng của nhiều bộ ngành , đưa VN thành công trên nhiều lĩnh vực Công nghiệp , Y tế ,Vũ trụ – Viễn Thông – Dầu khí – Điện lực …song nhìn lại giao thông vận tải là tụt hậu nhất . Cả ba loại hình giao thông hiện đại nhất có nhiều chuyên gia được đào tạo về các lĩnh vực ĐS , HH , HK vậy mà chính ba loại hình này đang thất bại nặng nề nhất .

Thế giới thường lấy tiêu chí về giao thông ĐS , HK để đánh giá nền văn minh tức tiến bộ về khoa học công nghệ của một quốc gia . Vậy mà VN có “ người vạch quỹ đạo và tính được năng lượng “ cho Apolo lên cung trăng “ , “người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ” , phóng thành công 2 vệ tinh VINASAT , có lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, thiết kế thi công thủy điện Sơn La nhất Đônt Nam Á , khai thác hàng triệu tấn dầu/ năm , xuất khầu lúa gạo – cà phê nhất nhì thế giới mà tụt hậu GTVT , đặc biệt là ĐS và HK thì thực sự thất bại hoàn toàn về khoa học công nghệ .Tổn thất đó tính bằng 10 ngàn tính mạng con người và mất 2 tỷ USD/ năm Tôi thực tâm nói với Viện sỹ : Đội ngủ giáo sư tiến sỹ GTVT nước ta đông tới cả ngàn người nhưng không mạnh và đang rất cần những trí tuệ hàn lâm mang tầm vĩ mô của Viện sỹ để GTVT nói chung mà đặc biệt là ĐS thoát ra khổi vòng luẫn quẫn bế tắc này .

Viết bài này thay cho lời cảm ơn Viện sỹ ! không cảm động sao được khi một nhà khoa học sinh năm 1930 nay ở tuổi ông 84 vẫn trăn trở việc Nước , lo cho Dân và sự nghiệp khoa học công nghệ . Tôi cũng mong cho các Giáo sư tiến sỹ – viện sỹ đang đương chức đương nhiệm trong bộ GTVT , các trường Đại học – Học viện trong cả nước cùng các các tiến sỹ có kỹ thuật liên quan ngày hôm nay hiểu về thực trạng giao thông và biết phải làm gì trước sự nghiệp khoa học công nghệ mà viện sỹ đã từng đặt nền móng và từng phấn đấu ! Không có khoa học công nghệ thì VN không thể vươn lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu !

Tự trong trái tim tôi : Thưa Viện sỹ Hàn lâm quốc tế Đặng Hữu ! Xin hứa với Thầy dù bất kỳ chướng ngại nào cũng không từ bỏ Dự án Nâng cấp mở rộng hiện đại ĐS quốc gia 1.435 vì tính mạng nhân dân và đỉnh cao của khoa học công nghệ vì đó là giải pháp tối ưu nhất , cú đột phá khôn ngoan và là lối thoát duy nhất cho bài toán giao thông Việt Nam !

TS Trần Đình Bá

Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN- Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam