Kiềng ba chân của nền kinh tế tri thức : Trí tuệ, Tài sản vàTừ thiện
Trong thuở nguyên khai, tài nguyên thiên nhiên và lao động cơ bắp chiếm hàm lượng chính trong sản phẩm hay dịch vụ.Theo thời gian, tài nguyên trí tuệ tăng dần trong sản phẩm và dịch vụ. Đến đầu thế kỹ 21, đã xuất hiện nhiều sản phẩm hay dịch vụ tích hợp những chất xám đặc biệt của loài người. Vệ tinh, máy bay, tàu ngầm, máy tính … có giá trị trao đổi bằng nhiều ngàn tấn gạo, giầy dép, áo quần… Đó là khởi đầu của nền kinh tế tri thức.
Nền kinh tế tri thức được đặt trên ba chân kiềng : Trí tuệ, Tài sản và Từ thiện .
Trong cơ cấu hình thành hàng hóa và dịch vụ, tài nguyên thiên nhiên thì có hạn còn tài nguyên trí tuệ thì vô hạn. Để có thể sử dụng tài nguyên trí tuệ, con người cần được có văn hóa, phương Đông thường gọi nôm na là Chân, Thiện, Mỹ. Chân là chân thật, chân lý của tự nhiên và xã hội. Thiện là thiện tâm, không độc ác, thương người như thể thương thân. Mỹ là cái đẹp nhận thức được từ các giác quan. Con người có thể học ở nhà trường , tự học trong sách vỡ, tự trãi nghiệm trong xã hội. Giáo dục trong nhà trường giúp tạo nên kỹ năng tự học trong sách vỡ, kỹ năng học và vượt qua thực tế của cuộc sống nhưng giữ được nhân cách của chính mình. Ông cha ta có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Điều đó chỉ vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục trong nhà trường nhất là với học sinh cấp I và cấp II. Người xưa còn dạy : “ Một nghề cho chin, còn hơn chin mười nghề”, nên nghề phải chuyên sâu. Tuy vậy thực tiển chỉ ra rằng, những phát minh mới thường là miền chung, nơi gặp nhau của đa ngành. Ngoài nghề chuyên sâu, việc hiểu biết rộng những ngành có liên quan là rất cần thiết. Trong việc định vị cảng biển, không chỉ cần biết tổ chức kinh tế cảng biển mà còn cần biết các quy luật về thủy lực, đại dương, khí hậu, địa, sử… Ở Việt Nam, nhiều người giỏi, nhưng sau khi có bằng cấp cao thì thường dùng quỷ thời gian lo các mối quan hệ để tìm kiếm các lợi ích từ quyền lực. Điều đó làm thui chột các nhân tài của Việt Nam.
Mục tiêu của giáo dục cần chỉ rõ cho học sinh, đó là học để tiếp nhận trí tuệ mà loài người đã tích lủy hay tìm kiếm các phát minh mới đưa vào sản phẩm hay dịch vụ để trao đổi, mua bán vì mục tiêu có tiền cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng. Cuộc sống thật của từng con người, từng gia đình là phải có gia sản. Khi con người không có gia sản thì không thể thực hiện tình yêu thương với người thân , nghĩa vụ với xã hội và ngược lại sẽ làm nặng gánh với người thân và làm phiền xã hội. Sự bình đẵng giữa người với người, bàn đến tận cùng cũng là quyền sử dụng tài sản. Khi dân giàu nước mới mạnh, mới đủ các yếu tố vật chất thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Nếu học để làm quan nhằm dùng quyền lực để kiếm tiền là cái họa cho cá nhân vì đã phí phạm một cuộc đời đã sống vô nghĩa, con cháu theo gương thì đó là cái họa lớn và góp phần làm nghèo đất nước.
Một xã hội ổn định khi những người giàu có biết sử dụng đồng tiền có văn hóa và đặc biệt đem lợi tức để làm từ thiện. Người giàu Sài Gòn xưa, ăn mặc giản dị và khó biết sự giàu sang của họ qua ăn mặc. Ở Việt Nam, nhất là ở Nam Bộ có truyền thống làm từ thiện. Nhiều người không giàu cũng tìm cách giúp người nghèo, dù chỉ là một lu nước lạnh sạch sẽ bên lề đường. Đó là một truyền thống rất quý báu của dân tộc Việt Nam.Trên thế giới, ngày càng nhiều người giàu làm từ thiện. Đó là cách, họ mong muốn con cháu phải lao động để phát triển truyền thống của gia đình.
Ba chân kiềng “Trí tuệ, Gia sản và Từ thiện” là nền tảng không chỉ cho nền kinh tế tri thức mà là nền tảng để cuộc đời được làm người thực sự là hạnh phúc. Không thể trở thành người có tri thức nếu không biết tự học. Muốn tự học , tự nghiên cứu thì phải có gia sản. Nhưng nếu chỉ biết chăm lo cho chính mình mà quên đồng loại thì đó là những người chưa học xong chữ “Thiện” và “Mỹ”. Những người có gia sản lớn nhờ biết đưa lao động trí óc tạo ra sản phẩm hay dịch vụ và cạnh tranh thành công, giúp người nghèo vượt qua khó khăn thì đó là những người có công với nhân loại.
Hiểu được quy luật tất yếu của cuộc sống để chấp nhận thích ứng , tồn tại và cùng phát triển là con đường khôn ngoan cho từng cá nhân và cả xã hội. Ngược lại, thì bế tắc và khó thóat vòng xóay khắc nghiệt của cuộc đời.
Ks Doãn Mạnh Dũng