MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ THỐNG KÊ VỀ TÍNH CHẤT CỦA BÃO ĐẾN BIỂN ĐÔNG VÀ VÙNG BỜ BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1951-2013- Dư Văn Toán (1), Nguyễn Quốc Trinh (2), Phạm Văn Tiến (3)
Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có hàng
loạt nghiên cứu về khí hậu và bão biển của các tác giả như Phạm Ngọc Toàn, Phan Tấn
Đắc, Lê Đình Quang, Vũ Như Hoán,..[1,2,3,7,8,9] và cũng có các kết quả tương đối khác
nhau. Đặc biệt nghiên cứu chi tiết mới nhất của Đinh Văn Ưu và cộng sự từ năm 2005 đến
năm 2011 có rất nhiều điểm mới và thú vị. Kết quả nghiên cứu [3] cho thấy có sự biến
động đáng kể của trường nhiệt độ nước mặt biển và hoạt động của bão nhiệt đới trên khu
vực Biển Đông trong những thập kỷ gần đây. Kết quả cho thấy số lượng trung bình năm
của bão và siêu bão dao động theo các chu kỳ dài từ hai năm đến nhiều chục năm [4].
Trong năm thập kỷ gần đây, số lượng bão ảnh hưởng trực tiếp đến ven bờ Vịnh Bắc Bộ
giảm, trong khi ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại gia tăng. Tác giả Nguyễn Văn Tuyên [2]
cho thấy sự phân bố của bão được nghiên cứu trong đó bão được phân loại theo vùng ảnh
hưởng và theo cường độ rồi phân tích xu hướng hoạt động. Kết quả phân tích cho thấy,
trong thời kỳ 1951-2006, hoạt động của bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có xu
hướng giảm về số lượng, trong đó số cơn bão yếu và trung bình có xu hướng giảm, còn số
cơn bão mạnh lại có xu hướng tăng lên. Trên khu vực Biển Đông, những cơn bão vào Biển
Đông nhưng không vào vùng ven biển và đất liền nước ta lại có xu hướng tăng về số
lượng. Bão có xu hướng tăng lên ở hai vùng Trung Bộ và Nam Bộ nhưng ở vùng Bắc Bộ
lại có xu hướng giảm. Cường độ bão có xu hướng giảm, trong đó các cơn bão yếu có xu
hướng giảm rõ rệt nhất. Kết quả [5] đưa ra một số nhận định về dao động chu kỳ nhiều
năm và thập kỷ, số lượng bão trên khu vực TBTBD có xu thế biến đổi không như nhau đối
với các cấp bão. Có sự giảm nhẹ của bão từ cấp 10 trở lên, đây có thể là nguyên nhân giảm
nhẹ tổng số lượng bão và ATNĐ trên toàn khu vực. Trên BĐ tổng số bão và áp thấp nhiệt
đới có xu hướng tăng nhẹ. Xu thế này có sự đóng góp của ATNĐ vào bão cấp 8 và 9. Các
loại bão có cường độ mạnh, đặc biệt bão cấp 10 và 11 lại có xu thế giảm. Theo [6] thì nhận
định bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và gây nên các tác động lên đất liền ven biển Việt Nam
tập trung ở vùng biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong đó cực đại trên đoạn bờ Hà Tĩnh –
nam Nghệ An. Dải ven bờ Bình Bịnh – Quảng Ngãi có tần suất bão độ bộ lớn bờ biển Việt
Nam, tổng số bão và áp thấp nhiệt đới không có xu thế rõ đối với vùng bờ phía bắc, trong
khi tăng lên tại Trung Bộ và phía Nam.
Trong bài báo này, chúng tôi tập trung đánh giá xu thế biến đổi cả về số lượng,
cường độ và quỹ đạo của những cơn bão (XTNĐ) trên khu vực Biển Đông dựa trên những
nguồn số liệu mới và chi tiết nhất hiện có [13]. Những kết quả phân tích chi tiết những đặc
trưng thống kê và phân bố số lượng và cường độ bão chi tiết theo số liệu cập nhật đến hết
năm 2013.
1. Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo
2. Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia
3. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường
Email: duvantoan@gmail.com