Nên khởi động dùng hydro lõng thay xăng, dầu để thực hiện cam kết tại COP26 – KS. Doãn Mạnh Dũng

Nên khởi động dùng hydro lõng thay xăng, dầu để thực hiện cam kết tại COP26 – KS. Doãn Mạnh Dũng

Ngày 1/11/2021 ,tại Cop26 ở nước Anh,  Chính phủ Việt Nam đã cam kết giảm thải cac-bon về 0 vào năm 2050. Với các nước giàu, họ có thể sản xuất xe điện và sản xuất pin cung cấp cho xe điện. Hiện giá pin cho xe điện còn rất cao.

Với một nước nghèo như Việt Nam, giải pháp nào thích hợp hơn ?

Tôi cho rằng  vì chúng ta đang sử dụng động cơ đốt trong và chúng đang có giá thành rất rẽ nên có thể tiếp tục sử dụng động cơ đốt trong nhưng với nhiên liệu là hydro. Chất thải là nước thân thiện với môi trường. Để có thể sử dụng hydro cho động cơ đang dùng xăng, dầu có thể thực hiện bằng cách điều chỉnh lại bộ chế hòa khí và hệ thống đánh lữa. Các bình xăng được thiết kế thành bình chứa hydro lõng. Chi phí chuyển đổi này là rất nhỏ so với việc phải mua xe mới chạy bằng động cơ điện.

Việc sử dụng khí gas để chạy động cơ nổ rất phổ biến tại miền Nam Việt Nam sau năm 1975. Vì vậy về kỹ thuật không có gì là xa lạ với người Việt Nam.

Hydro lõng khi gặp sự cố có thể tự xã vào không khí. Hydro lõng không gây cháy bao phủ như xăng dầu nên an toàn hơn xăng , dầu.

Vấn đề là sản xuất hydro bằng phương pháp nào để có giá thành rẽ ?

Tại thị trường Nhật, theo thông tin ngày 21/12/2021  trong Hội nghị khoa học về “Hydro xanh” do GreenID tổ chức thì 1 kg hydro lõng có giá 10 USD.  Để điện phân được 1 kg hydro lõng cần 55 KWh.

Như vậy dùng 55 KWh để điện phân nước, ta có 1 kg hydro lõng và khoãng 0.5 kg ô-xy.  Ô-xy tại thị trường Việt Nam có giá khoãng 22.000 đ/ 1 kg ô-xy lõng.

Điện lưới Việt Nam còn thiếu nên không thể sử dụng điện lưới để điện phân nước lấy hydro lõng.

Hiện nay điện gió và điện mặt trời vẩn phải nhận ưu đãi về giá  của nhà nước để tồn tại nên việc sản xuất hydro lõng là cần phải có nhiều chính sách khuyến khích.

Sự hy vọng sẽ hướng về giải pháp “ Điện hải lưu”. Điện hải lưu rẽ vì miền Trung Việt Nam là nơi tập trung dòng hải lưu mạnh nhất Tây Thái Dương. Công nghệ mới của Việt Nam thật là đơn giản so với các công nghệ hiện có trên thế giới.  Công nghệ của Việt Nam chỉ là những thùng bê tông cốt thép đặt dưới đáy biển như khung của máy. Các trống quay rất nhẹ được đưa xuống biển nhận mô-men lực. Trống quay khử được trọng lực nhờ lực Ắc-si-méc  nên máy phát điện có hiệu suất cao và lấy được tối đa động năng dòng chảy theo chiều sâu. Với cách bố trí so le các mô-đun phát điện, ta có thể lấy tối đa động năng của dòng chảy theo chiều ngang. Trống quay khi quay sẽ kéo rô-to được đặt trên mặt nước quay và phát ra điện.

Nguồn năng lượng được xác định tương tự động năng gió : E = 0.5mvv. Vì nước biển nặng gấp 830 lần không khí nên nguồn năng lượng cực kỳ lớn ngoài sự tưởng tượng của con người.

Để thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26, Chính phủ Việt Nam nên khởi động dùng hydro lõng thay xăng, dầu. Giải pháp này tốt hơn là thay đổi  toàn bộ động cơ nổ bằng động cơ chạy bằng điện.

Để có hydro lõng, chính phủ Việt Nam cần có chính sách  khởi động ngay “Điện hải lưu”./.