Đồng Bằng Sông Cửu Long trở lại vạch xuất phát cách đây 17 năm!

Lời nói đầu của Hội thảo là bài viết của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và ông Dr. C.M . Veerman – chuyên gia đặc biệt của Thủ tướng Hà Lan bên cạnh Thủ tướng Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu của Việt Nam và Hà Lan như sau :
“Trong hai thập kỹ gần đây, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã vươn lên để trở thành vựa lúa và là trung tâm xuất khẩu gạo lớn nhất của cả nước . Có được những thành tựu này là nhờ nổ lực to lớn và có trọng tâm, trọng điểm để khai thác tối đa lợi thế về đát đai và nguồn nước cho vùng đồng bằng.Trồng lúa đã phát triển mạnh mẽ và đa dạng hóa vào lỉnh vực thủy sản, văn hóa trái cây và cây ăn quả. 
Tuy nhiên vùng đồng bằng bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và các tác dụng đến chế độ thủy văn. Lưu lượng đỉnh lũ và lưu lượng trên sông có nguy cơ gia tăng vào mùa mưa. Giảm lượng dòng chảy trong mùa khô có thể gây ra các vấn đề khan hiếm nước ngọt nghiên trọng. Nước biển dâng lên và xâm nhập mặn sẽ gia tăng có thể khiến một diện tích lớn của đồng bằng trở thành môi trường nước lợ. Những thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương nghiên cứu những thách thức nào sẽ phải gặp trong tương lai – từ nay đến năm 2050 và đến 2100 – khi đó những tác động cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra trở nên rõ rệt. “
Bài tham luận của tôi đã gửi Ban tổ chức nhưng không được trình bày vì thiếu thời gian. Qua lời đề dẩn của hai vị lảnh đạo Việt Nam và Hà Lan, chúng ta phải quay lại giải quyết bài toán: vừa chống lũ vừa chống hạn cho ĐBSCL. Vòng lẩn quẩn của việc đầu tư không hiệu quả vừa làm tốn ngân sách vừa mất cơ hội cho ĐBSCL trong 17 năm từ 7/1996 .Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nền kinh tế Việt Nam èo uột, giảm khả năng bảo vệ an ninh đất nước. 
Khi nghiên cứu kênh Vĩnh Tế, chúng ta thấy ông Thoại Ngọc Hầu thực hiện việc đào kênh Vĩnh Tế có các mục tiêu sau :
 
Phân chia biên giói Việt Nam- Kampuchia để định rõ biên cương, hướng nền chính trị hai nước vào xu thế ổn định để cùng phát triển.
 
Làm thủy lợi cho vùng Tứ Giác Long Xuyên.
 
Mở con đường giao thông thủy từ Châu Đốc đi ra vịnh Thái Lan qua cửa kênh Vỉnh Tế tại Hà Tiên.
 
Giải quyết thoát lũ ra vịnh Thái Lan.
 
 
 
Như vậy, thế hệ cha ông chúng ta đã đưa ra các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế rất hoàn chỉnh cho kênh Vĩnh Tế. Nhưng việc hình thành đầm nước mặn tại cửa kênh Vĩnh Tế với vịnh Thái Lan đã chỉ rõ khả năng thoát lũ từ kênh Vỉnh Tế ra vịnh Thái Lan là rất hạn chế. Để đưa ra giải pháp cho mục tiêu của cha ông, chúng ta phải trả lời ba câu hỏi :
 
-Vì sao có thể chuyển lũ ra vịnh Thái Lan ?
 
 
 
Tôi trả lời : Đó là sự lệch pha của thủy triều bờ đông và bờ tây Nam Bộ
 
-Nơi nào của bờ biển Việt Nam ở vịnh Thái Lan có cao độ thấp nhất ?
 
 
 
Tôi trả lời : Đó là Rạch Giá, vì chúng ta có dòng nước của kênh chạy dọc lộ 80 theo hướng chính từ Hà Tiên về Rạch Giá. 
 
-Nơi nào trong khu vực ngập lũ có thế năng cao nhất và đồng thời có động năng cao nhất với véc tơ động lực của dòng chảy hướng về vị trí thấp nhất của bờ biển Rạch Giá ?
 
 
Tôi trả lời : Đó là dòng sông Vàm Nao.
 
 
Đó là logic lý thuyết của dự án chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL.Việc không theo logic lý thuyết trên vì bất cứ mục đích gì cũng gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí phải làm lại hoàn toàn. 
Trong cuộc họp ngày 12/9/1996 (sau Quyết định 99/TTg ngày 9/2/1996 là 7 tháng) tại Phân Viện Khảo sát Quy hoạch thủy lợi Nam Bộ có mặt ông Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, ông Hồ Văn Chín và ông Sinh Huy, nhưng các ông trên đã không đưa ra được ý kiến gì và thậm chí Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu còn kết luận :
 
-Tôi thật sự hoang mang , không rõ ý kiến của các anh như thế nào ?. Hoan nghênh ý kiến của anh Khang. ( ông Khang đề nghị sống chung với lũ) 
 
 
Còn văn bản 21/9/1996 của Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu là sau khi lý thuyết chuyển lũ về vịnh Thái Lan của Ks Doãn Mạnh Dũng được công bố trên báo chí và tài liệu được chuyển đến Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, ông Hồ văn Chín và ông Sinh Huy. 
Qua lời phát biểu của các ông Nguyễn Văn Hiệu, Hồ Văn Chín trong bài báo “Tranh chấp ý tưởng “Thoát lũ ra biển Tây” ” trên báo Thanh Niên ngày 16/12/2012 ta thấy các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam đã sớm biết và lảng tránh sự vi phạm bản quyền tác giả bằng cách điều chỉnh dự án “Chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL bằng giải pháp Hồ tràn” thành giải pháp “Thoát lũ từ giữa kênh Vĩnh Tế về Hòn Đất”. Họ không thể đưa ra cơ sở lý thuyết để chuyển lũ về biển Tây và vì sao lại đưa lũ ra vị trí Hòn Đất. Hậu quả dự án của ông Võ Văn Kiệt bị hạn chế và đến 12/2012 nhà nước Việt Nam lại mời chuyên gia Hà Lan tính toán lại từ đầu cho mục tiêu chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL.
Mọi ước vọng chỉ có thể trở thành hiện thực khi có một lý thuyết hợp lý.Lý thuyết hợp lý là nền tảng của việc biến ý tưởng thành hiện thực.Quyết định 99/TTg ngày 9/2/1996 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt là nguyện vọng của các nhà cầm quyền đất nước và đã có từ thời ông Thoại Ngọc Hầu.Nhưng khi chưa có logic về lý thuyết khoa học thì mọi việc không thể khai triển hoặc làm xong sẽ thiếu hiệu quả hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
Tôi nhớ, khi còn nhỏ, học ở trường tiểu học Bàn Cờ – Sài Gòn, đọc chuyện vua Ngô Quyền phải tự thân đến dòng Bạch Đằng hỏi lảo ngư phủ về thủy triều để dàn trận địa ngầm dưới lòng sông đánh tan quân Nam Hán, năm 938.Vua Quang Trung Nguyển Huệ đích thân khảo sát thủy triều vùng Rạch Gầm – Xoài Mút và đã lập kế tiêu diệt toàn bộ chiến thuyền và gần 4 vạn quân Xiêm vào ngày 20/1/1785. Theo bước cha ông, tôi phải đến tận nơi hỏi ngư dân về thủy triều, thả vật nổi trên kênh Hà Tiên- Rạch Giá dọc lộ 80 để kiểm tra hướng di chuyển. Sau đó về nhà sử dụng toán, lý để kiểm tra về lý thuyết. Khi thực tế khớp với lý thuyết thì đó là một niềm tin không thể thay đổi. Chính những lao động nghiêm túc trên đã cho tôi một niềm tin chắc chắn về giải pháp chống lũ và chống hạn cho ĐBSCL.Những lao động trên của cá nhân chỉ có một mục tiêu duy nhất vì lợi ích của đồng bào quê ngoại – nơi đã cưu mang tuổi niên thiếu của tôi trong những năm tháng đau thương nhất của dân tộc. Tôi hoàn toàn không quan tâm đến các giải thưởng và tự tin có thể kiếm sống bằng các lao động chuyên nghiệp khác. Tôi hiểu xã hội Việt Nam, nên đã sớm tự xác định nghiên cứu khoa học bằng tiền cá nhân và hy vọng khi xã hội tiến bộ thì người trí thức Việt Nam có thể sống bằng kết quả nghiên cứu của chính mình. Điều quan trọng hơn,để khuyến khích thế hệ trẻ nghiên cứu khoa học vì tương lai của cả dân tộc, Chính phủ cần có một chính sách mới trong nghiên cứu khoa học. 
KS Doãn Mạnh Dũng