Đừng phải thức lúc già !

Đừng phải thức lúc già !

Trước khi chia sẻ quan điểm của mình , tôi muốn nhắc lại lời của ông Federico Myor -Tổng giám đốc UNESCO thời gian cuối thập niên 1990 :
“Mỗi cá nhân, mỗi dân tộc phải cố gắng với chính mình để không chỉ chấp nhận người khác có thể suy nghĩ và xử sự khác mình mà còn tin rằng cách sống của mình không có sự cao siêu hơn người khác “ .
Vì vậy tôi thật sự đắn đo khi chia sẻ về cách sống của mình. Nhưng khi nghỉ đến nổi đau “phải thức lúc già” của quá nhiều người, nên tôi chân thành chuyển đến bạn giải pháp để mọi người tham khảo.
Nói đến đây, ai cũng nghỉ khởi nguồn phải là sự giáo dục. Bàn đến giáo dục là dạy và học. Ai dạy, người đó học. Nên thực ra chỉ còn chữ “học”. Vậy học gì ?
Với “Bản thân” : Phải học vượt qua chính mình về thể chất và trí tuệ để tự do làm giỏi nghề mà mình yêu thích, nhờ đó mà tồn tại, tìm hạnh phúc và văn minh hơn cho bản thân, người thân, cộng đồng và đồng loại.
Với “Người khác ” : Phải học yêu thương và khoan dung.
Với “Môi trường sống” : Phải học để giữ môi trường ổn định và bền vững.
Trong ba điều cần phải học trên, việc học để vượt qua chính mình là khó khăn nhất. Vì trong cuộc đời, điều sợ nhất là thói xấu của chính mình. Ngạn ngữ Đức có câu : “Kẻ yếu đuối đến đâu cũng thấy ông chủ của mình “. Vì vậy với kẻ yếu đuối , khi trong làng có mâu thuẩn, những người yếu đuối thường cầu viện các làng bên và biến làng mình thành bãi chiến trường. Khi bạn đã có thể chất và trí tuệ tốt, thì bạn trở nên mạnh mẻ và chủ động cùng mọi người trong làng bàn bạc giải pháp để cùng nhau tồn tại , tìm hạnh phúc và sống văn minh hơn cho chính bản thân, người thân, bạn bè và cộng đồng. Với nghề nghiệp giỏi, xã hội luôn luôn cần bạn. Vì vậy bạn sẽ là người chủ của chính mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bạn sẽ thoát khỏi vai trò con “chim cốc” đi bắt cá cho chủ. Ngạn ngữ Đức cũng có câu “Kẻ lười biếng thì khôn vặt”. Chính sự lười biếng đã làm bạn “ngũ quên thời trai trẻ” và hậu quả “phải thức lúc già”.
Nếu bạn thiếu yêu thương và sự khoan dung thì bạn khó có hạnh phúc vì đã nuôi oán hờn, dù quyền lực của bạn lớn và công trạng nhiều.
Với môi trường sống mà bạn tham gia hủy diệt thì thế hệ sau sẽ nhắc đến bạn như kẻ tiêu diệt nguồn sống của con người.

 

Tư duy trên được mô tả bằng tam giác khai trí
KS Doãn Mạnh Dũng

hời trai trẻ ” bạn nên làm gì ?

Trước khi chia sẻ quan điểm  của mình , tôi muốn nhắc lại lời của ông Federico Myor -Tổng giám đốc UNESCO  thời gian cuối thập niên 1990  :

“Mỗi cá nhân, mỗi dân tộc phải cố gắng với chính mình để không chỉ chấp nhận người khác có thể suy nghĩ và xử sự khác mình mà còn tin rằng cách sống của mình không có sự cao siêu hơn người khác ” .

Vì vậy tôi thật sự đắn đo khi chia sẻ về cách sống của mình. Nhưng khi nghỉ đến nổi đau “phải thức  lúc già” của quá nhiều người, nên tôi chân thành chuyển đến bạn giải pháp để  mọi người tham khảo.   

Nói đến đây, ai cũng nghỉ  khởi nguồn phải là sự giáo dục. Bàn đến giáo dục là dạy và học. Ai dạy, người đó học. Nên thực ra chỉ còn chữ “học”. Vậy học gì ?

Với “Bản thân” :  Phải học vượt qua chính mình về thể chất và trí tuệ để tự do làm giỏi nghề mà mình yêu thích, nhờ đó  mà tồn tại, tìm hạnh phúc và văn minh hơn cho bản thân, người thân, cộng đồng và đồng loại.

Với “Người khác ” : Phải học yêu thương và khoan dung.

Với “Môi trường sống” : Phải học để giữ môi trường ổn định và bền vững.

Trong ba điều cần phải học trên, việc học để vượt qua chính mình là khó khăn nhất. Vì trong cuộc đời, điều sợ nhất là thói xấu của chính mình. Ngạn ngữ Đức có câu : “Kẻ yếu đuối đến đâu cũng thấy ông chủ của mình “.  Khi bạn đã có thể chất và trí tuệ tốt, thì bạn trở nên mạnh mẻ. Với nghề nghiệp giỏi, xã hội luôn luôn cần bạn. Vì vậy  bạn sẽ là người chủ của chính mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bạn sẽ thoát khỏi vai trò con “chim cốc” đi bắt cá cho chủ. Ngạn ngữ Đức cũng có câu “Kẻ lười biếng thì khôn vặt”. Chính sự lười biếng đã làm bạn “ngũ quên thời trai trẻ” và hậu quả “phải thức lúc già”.

Nếu bạn thiếu yêu thương và sự khoan dung thì bạn  khó có hạnh phúc và nuôi oán hờn dù quyền lực của bạn vô biên, công trạng của bạn với đất nước như núi Thái Sơn.  

Với môi trường sống mà bạn tham gia hủy diệt thì thế hệ sau sẽ nhắc đến bạn như kẻ tiêu diệt nguồn sống của con người.   

Tư duy trên được mô tả bằng tam giác khai trí

KS Doãn Mạnh Dũng