Người Hà Nội chửi cũng thanh lịch

Thằng Tý – hay gọi là Tý Bồ vì nhà ở 31 Hàng Bồ – vốn dân gốc Hà Nội,thấy vậy khó chịu bèn hái ba bông hoa và cầm  đến tặng chàng lạ mặt. Nhưng anh chàng kia không hiểu, vẩn hồn nhiên chay lỳ,kề cà tán phéc. Thằng Tý bực lên ,nó  nhặt ba cái que , xỏ qua cái lá và đem đến tặng tiếp. Cả đám chúng tôi hiểu ý, cười ồ , ngặt nghẽo. Anh chàng lạ mặt thấy cả đám cười, giật mình mới thấy bị chơi độc, đứng dậy bõ đi.

Các bạn được người Hà Nội tặng hoa xin hảy cảnh giác. Đừng nhận” ba hoa” và những thứ có “ba hay nhiều que xõ lá” nhé!

  Khi người Hà Nội đùa !

 

Năm 1960, tôi học lớp 7A trường Nguyễn Du Hà Nội. Một hôm cả lớp phải làm bài kiểm tra học kỳ. Đề vừa ra, cả lớp lặng im, suy tư không một tiếng động. Đột nhiên một bạn, không hiểu ngọc thể bất an kiểu gì mà phát ra một hơi dài “ỉn , ìn , in… “

Cả lớp buồn cười, nhưng mọi người đều cố nhín cười và giữ yên lặng.Thương bạn,chúng tôi cũng không muốn biết ai là thủ phạm của cái “ỉn, ìn, in…” đó.

Nhưng thằng Thi – dân Hà Nội gốc –vốn nghịch nhất lớp đã không tha. Nó buông ngay một lời như tâm sự, nhưng đủ cho cả lớp nghe :

          Cái Quy kêu khó.

Đến lúc này cả lớp như bật xu báp, cười rũ rượi. Chỉ thương cho cái Quy đõ chín mặt và chúng tôi mãi mãi không quên trò đùa quá ác của Thi.

       

Khi người Hà Nội mời xơi nước !

 

Dân Sài Gòn, ai mời ăn mời uống thấy có nhu cầu thì thiệt thà nhảy vô liền. Nhưng khi dân Hà Nội mời xơi nước thì hảy cẩn thận nhé.Nếu họ từ tốn mời bạn, họ cũng cùng bạn uống nước thì đó là mời thật.

Nhưng khi họ nhắc đi nhắc lại đôi lần : “Mời … xơi nước “  thì cần hiểu là :

“Uống nước nhanh, rồi đi, tôi đang bận việc không thể tiếp đâu!”

Khi dân Hà Nội cầm đũa  mà mời cơm thì nên hiểu là chỉ mời xã giao. Các bữa mời cơm thật đều có thông báo trước. Có lẽ thời tôi sống ở Hà Nội những năm 1957-1965 là quá khắc nghiệt, quá kham khổ.Học sinh chúng tôi có bữa ăn no và có thịt là rất hiếm.

 

Khi người Hà Nội đấu chữ!

 

Từ Sài Gòn ra Hà  Nội học nên tôi bị nhiểm cái chữ của đất Hà thành không biết lúc nào. Nhớ năm 1998, tôi buộc phải uống rượu với xếp của mình cùng các đồng nghiệp  ở Đồ Sơn. Rượu vào , lời ra . Xếp  đọc câu như sau  và yêu cầu mọi người đối :

    -Tam ngu thành hiền.

Tôi hiểu câu đó, họ cần người trung, không cần người tài.Bầu trời tự do của của nền cộng hòa,luôn luôn là cái gai của “các vị vua to và nhỏ”  hiện nay.Xếp chỉ định từng người đối .Khi các đồng nghiệp của tôi từ chối thì đến lượt tôi. Tôi xin lổi không thể đối được vì quá say. Nhưng xếp vẩn ép tôi đối. Tôi buộc phải xin phép :

    -Đây là rượu đối chứ không phải em đâu nhé!

Xếp đồng ý và tôi đã đối ngay :

    -Ba hoa hóa dại.

Sau trận đó, tôi bị “lên bờ ,xuống ruộng” khó khăn mọi đường,nhưng tôi chấp nhận. Vì đời có thể nghèo nhưng không được hèn.

 

Khi người Hà Nội yêu!

                Thật khó để hiểu đó là tín hiệu tình yêu từ một cô gái Hà Nội hay đó là sự tôn trọng và xã giao trong tình bạn.Các bạn gái Hà Nội xưa khéo lắm. Khó mà hiểu được bạn đó đang quan tâm đến mình hay đến ai ? Nếu suy nghĩ đơn sơ như người Sài Gòn thì cứ suốt ngày mà mơ các tình yêu đẹp. Hồi đó,trong lớp cũng khó phát hiện đôi nào yêu nhau. Thật ra, các bạn gái Hà Nội thời đó đều tập trung vào học tập, ít ai mất thời gian ưu tư vì tình yêu.Cái thời ai cũng muốn sống cao thượng và lặng lẽ hy sinh như Ruồi Trâu  như Paven…mà ! Nhưng nhìn kỹ lại thì những tín hiệu về tình yêu cũng vẩn đầy ắp.

Nhớ lại, khi học lớp 7 trường Nguyển Du năm 1960-1961, nhóm học tập của chúng tôi có bảy  nam, đều học rất giỏi. Riêng tôi nhận được nhiều thư thách thức thi đua nặc danh. So sánh chữ với chữ để tìm tác giả thì thua, vì các thư được viết bằng tay trái. Nhưng lúc đó, tôi đoán là của các bạn nữ vì chữ  tròn tròn và mềm mại. Có cái T ở phố hàng Bè, mạnh dạn hơn đến gặp tôi và muốn tôi nhận làm em nuôi.Nghe  xong, tôi sợ và không dám gặp bạn T nữa. Còn các bạn nam thì hàng ngày đều  gặp nhau, đi tắm sông Hồng, thậm chí tối ra cùng ngũ trên lề đường phố Lò Sủ hay trên bờ đê cho mát. Cuối năm lớp 7, kết quả học tập của tôi tốt nhất trường : môn văn 4+ còn lại các môn khác đều 5. Hôm tổng kết, rời trường cấp II Nguyển Du để sang trường khác ở cấp III, từ bục nhận thưởng bước xuống ,tôi được nhiều quà của các bạn nữ  và lời chúc mừng của các bạn nam. Hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi lúc đó là được sống trong tình bạn chân thành , trong sáng và cao thượng. Chính nhờ tuổi thơ như vậy,đã giúp chúng tôi vững chắc bước vào đời.Trãi qua nhiều biến cố của đất nước, nhóm chúng tôi  gồm bảy chàng trai vẩn còn nguyên vẹn.

Cả nhóm cùng chơi với cái P ở phố Hàng Bạc. P vốn rất xinh, hát hay lại học siêu giỏi. Điều thú vị là cả bảy thằng đều tưởng rằng  P yêu mình hơn đứa khác.Nhưng nhìn lại, P chẵng yêu ai cả.Theo dòng thời gian, P lấy chồng – cùng đi học ở Liên Xô- rồi chia tay với chồng.Niềm vui của P còn lại là được gặp lại bạn cũ. P cư sử rất khéo,chẵng bao giờ mất lòng ai.

Mấy thằng ngồi lại, đứa nào cũng có lối nói :

          P thích mày hơn tao đấy!

Thật ra là muốn nói rằng P thích tao hơn mày đấy ! đó là lối nói cũa người Hà Nội như câu ca dao :

                  Muốn ăn  gắp bõ cho người ! 

Một chàng trong nhóm đã từng cố sang tận nước Nga,đến tận trường P học, để xem ở đó có gì mà nàng không yêu mình.Chàng này từng nói như thật :

            -P về ở với mình nhé!

Một  chàng  khác – chẳng ai nghi gì -thì lấy tên P đặt tên cho con. Còn một chàng  nữa -tưởng như vô can- thì cũng lấy tên P đặt tên cho cháu nội mình.Có thể tên P hay quá hay hình tượng P ấn tượng quá mà mọi người ai ai cũng quý, cũng mến.

Trên thế gian này, ai đó không phải dể có một lần bị chết vì tiếng sét ái tình, thì cô gái Hà Nội có thể làm cho ai đó dành cả cuộc đời của mình cho một tình yêu mơ màng như  sương chiều thu bên bờ Hồ Gươm.

Từ Sài Gòn nghe Hà Nội chuẩn bị lể “Nghìn năm Thăng Long ” mà nhớ cái tinh tế, sự thân thiện và cao thượng của bạn bè đất Hà Nội.Nhớ  mà buồn rằng con mình không có cái may như mình được học ở đất Hà thành .

 

Khi người Hà Nội nói!

 Anh Đại Thắng -người Hà Nội – tâm sự với tôi :  Người Hà Nội luôn có thái độ “khiêm cung” khi giao tiếp với mọi người.Có lẽ hai chữ “khiêm cung ” là đũ nói tất cả. Khiêm là khiêm tốn, cung là cung kính với người đối thoại.Một lời nói lỡ, mãi mãi làm đau lòng người nói, buồn lòng người nghe.

Năm học 1963-1964  tôi học lớp 9H trường Phổ thông III B, lớp có thầy Hùng là chủ nhiệm.Tôi ngồi bàn cuối, nhìn lên bục giảng là dảy bên phải. Bên bìa trái tôi là anh bạn Ngọc, nặng máu họa sĩ. Còn bên phải là nhà văn thiên tài Lưu Quang Vũ.Vũ đã là thần tượng của chúng tôi ngay khi đang học cùng lớp.

Một lần kiểm tra môn toán, Vũ nhìn qua tôi để chép bài.Ngọc còn mở sách ra chép.   Thương bạn tôi khuyên:

– Các bạn nên tự lực, như vậy sau này mới thành công được.

Sau khi hết giờ kiểm tra, vừa bước ra cửa lớp, Ngọc đã chỉ mặt tôi nói :

– Mười năm nữa xem thằng nào hơn thằng nào ?

Tôi im lặng, buồn và không trã lời.Tôi hiểu Ngọc mê vẽ nên thiếu thời gian học các môn tự nhiên.

Năm năm sau, tình cờ tôi gặp lại Ngọc.Ngọc học yếu, nên học trung cấp và đang học tiếp lên đại học.Ngọc chủ động nói với tôi lời xin lổi  về sự quá lời từ năm năm về trước.

Nghe vậy tôi nói :

          Tôi không nhớ gì cã. Bạn bè lúc nào cũng thương nhau mà !

Cái thời của tôi, bạn bè vắng bóng một thời gian ngắn, nghe tin báo tử là chuyện thường tình. Nên gặp nhau thì mừng lắm và thường lo lắng cho nhau.Chính tôi quên, nhưng Ngọc nhớ.Người Hà Nội khi lở lời thì chính họ khổ hơn người nghe và đau đớn cã nhiều năm. Văn hóa giao tiếp của Hà Nội như thế đấy!

Còn Lưu Quang Vũ  không hề giận  mà đã chủ động hỏi tôi :

-Đời tôi dành cho văn học, bạn nghĩ sao nếu tôi vào Đại học Tổng hợp Văn ?

Khi đó, tôi trã lời ngay với Vũ :

-Nếu bạn mơ trở thành nhà văn thì điều quan trọng nhất là bạn phải viết được tiếng nói của thời đại này, đó là tiếng nói của người lính. Chứ cái bằng Đại học về văn chẵng  có nghĩa lý gì !

Vũ nghe, nhưng không trã lời.Sau đó vào năm học lớp 10, Vũ chuyển sang học buổi sáng trường Phổ thông III A, chúng tôi không có dịp gặp nhau.

Sau này,có dịp nhìn lại cuộc đời của Lưu Quang Vũ. Sau khi học xong lớp 10, nghe nói Vũ đã vào bộ đội, đã cầm bút và trước khi ra đi đã để lại nhiều tác phẩm đồ sộ mà người đời còn phải mất nhiều thời gian mới có thể hiểu và tiếp nhận được tư tưởng và văn phong của Lưu Quang Vũ.

Nhiều  bạn nữ trong lớp, khi lớn tuổi gặp nhau đều thú nhận là yêu Lưu Quang Vũ vì Vũ quá tài hoa. 

Cùng niên khóa một thời với tôi tại Hà Nội,có những người đạt được vị trí quan chức rất to trong xã hội. Nhưng nghe họ tranh luận với kiểu nói : “ không thể không làm…” mà tiếc công lao dạy dổ của các thầy cô đất Hà Nội. Cái lối nói đó không chỉ thiếu “khiêm cung” mà còn chỉ rõ chúng ta đang sống vào thời đại nào ?   Lối nói đó không phải của người Hà Nội mà  của nhóm ngoại lai ghé chân vào đất Hà Nội để kiếm sống và thời cuộc đã giúp họ leo cao.Bạn bè cùng niên học, nghe họ nói kiểu đó,lắc đầu mà nói :

– Tao thì biết nhưng có chơi với nó đâu?

Người Hà Nội vì tính “khiêm cung” và tự trọng nên khó mà chịu đựng như Hàn Tín lúc hàn vi.Vì vậy người Hà Nội mấy ai có địa vị cao trong xã hội hiện nay.Mẹ ông xếp nhất công an đất Hà thành, trước khi mất đã dặn con cần dừng lại con đường quan trường. Bà hiểu quan trường hôm nay khác xưa nhiều lắm.Tôi quan sát và thấy ông xếp nhất đã nghe lời mẹ, sau tang gia đã thu xếp rời chốn quan trường.

Con người, ai rồi cũng trở thành cát bụi, nhưng đừng để trở thành hạt bụt làm bẩn mắt người đời mà hảy trở thành hạt hương thơm dù chỉ là hương cốm giản dị của đồng quê ven bờ sông Hồng.

                   Khi người Hà Nội đọc thư !

Ông đại công thần nọ viết thư cho mấy đấng quan chức nhưng họ không thèm đọc, không thèm trã lời. Nhưng khi ông ốm nặng  thì ông quan đất  Hà Nội  mang thư đến tận giường , cầm chìa ra trước mặt để vị đại lão nằm đọc.

Nhìn ảnh chụp mà buồn. Văn người  thì không  thích đọc, văn mình thì buộc người khác phải đọc cho bằng được, dù rằng đang nhắm mắt thở dốc trong tình trạng thập tử nhất sinh.

Văn hóa của người Hà Nội xưa nay “khiêm cung”  đâu như vậy !  Nhà nhiếp ảnh chắc chắn là dân Hà Nội hoặc rất  uyên bác cái thâm thúy của người Hà Nội nên đã mô tã quá giỏi bằng hình ảnh  “cái thần” của người làm quan.

 

KS Doãn Mạnh Dũng