Người Nga bàn về thảm họa Fukushima

Người Nga bàn về thảm họa Fukushima

Thế là sóng thần phá huỷ hệ thống làm lạnh các lò phản ứng hạt nhân và thảm hoạ công nghệ đã xẩy ra.

Ảnh ba lò A, B, C phản ứng hạt nhân đã bị phá hủy :

Khởi đầu là các vụ nổ khí hydro, tại các lò phản ứng số 1, 3, 2. sau đó là đến lò số 4 là nơi tàng trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Ngoài ra nhiệt độ tại các lò số 5 và 6 đã tăng theo chu kỳ. Từ các khe nứt, hơi nước chứa phóng xa bắt đầu thoát ra….

Tôi đã nhẹ cả người khi hãng tin Kyodo cho biết rằng, ông Iokio Edano, Thư ký của Chính phủ Nhật, đã tuyên bố là nhiệm vụ làm lạnh các lò phản ứng số 1, 2 và 3 của nhà máy Fukushima I được tiến hành một cách khả quan.

Thế nhưng ,  trang tin RIA Novosti đã dội ngay một gáo nước lạnh: Mặc dù ngài Iukio Edano tuyên bố là công việc làm lạnh nhà máy điện bị tạm dừng là vì thời tiết không thuận lợi nên các máy bay lên thẳng không thể tiếp tục dội nước làm lạnh. Thế nhưng theo phỏng đoán thì lý do thật lại là cường độ phóng xạ bên trên các lò phản ứng quá cao.

Thông tin từ các trang Pravda và Isvestia thì chi tiết hơn và đáng lo ngại hơn.

Tình hình đã xấu đi: Theo những thông báo mới nhất, nhiệt độ tại các lò phản ứng số 5 và 6 tiếp tục tăng cao và người ta đã phát hiện trên thành của lò số 4 hai lỗ thủng. Lớp vỏ bảo vệ tại lò số 2 đã bị nứt và các hạt nhân nặng có thể qua đó thoát ra ngoài. Ngài Andre Clode Lacoste – Cơ quan an toàn hạt nhân của Pháp đã tuyên bố thùng đựng phế thải phóng xạ của lò số 2 không còn kín nữa. Thế nhưng điều khủng khiếp nhất mà chuyên gia này đã nói ra, vào chiều thứ ba 15/03 đó là thảm hoạ tại Fukushima đã đạt đến cấp độ 6, mà như ta biết cấp độ cao nhất là cấp độ 7 và đó là Chernobul.

Không chỉ vậy, mặc dù các nguồn tin không nhất quán với nhau thế nhưng có thể nhận định  rằng  vào buổi chiều ngày thứ ba thì các thanh nhiên liệu hạt nhân trong 3 lò phản ứng đã bị chảy. Dân chúng tại Tokyo đã phải trú ẩn trong nhà và theo dõi phóng xạ bằng máy đếm Geizer, tuy nhiên việc sơ tán dân chúng khỏi thủ đô chưa được tính đến.

Các chuyên gia Nga từ “ROSATOM” đã sẳn sàng trợ giúp láng giềng. Theo Kirienko (phó TTg Nga?) “Trên máy bay của Bộ Các tình trạng khẩn cấp (MTrS) là 2 chuyên gia hạt nhân tầm cỡ thế giới và có kinh nghiệm khắc phục thảm hoạ Chernobul”. Phụ trách đôi đặc nhiệm là Vladimir Asmolov Phó giám đốc ROSATOM và là người đã trải qua từ đầu đến cuối thảm hoạ Chernobul. Thế nhưng họ phải tạm thời lưu lại Khabarovsk mà chưa rõ lý do từ phía Nhật Bản.

Các chuyên gia Nga đều thống nhất ý kiến rằng, người Nhật đã mất tinh thần vào lúc đầu và hành xử thiếu khôn ngoan trong việc khắc phục sự cố hạt nhân. Cần phải xả ngay hơi nước chứa phóng xạ và dập tắt lò phản ứng càng nhanh càng tốt. Đã có thể tránh khỏi kết cục tệ hại nhất thế ,nhưng họ đã chậm trễ và chờ đợi theo đúng triết lý Phương Đông “Đi đâu mà vội mà vàng mà vấp phải đá mà quàng phải dây” thế nhưng cả Lão Tử và Khổng Tử đều chưa từng làm việc tại nhà máy điện hạt nhân. Bởi thế, những người Nhật rất am tường về kỹ thuật, bình tĩnh và bảo thủ hoá ra là chưa sẳn sàng đối mặt với thảm hoạ công nghệ.

Chernobul đã nâng an toàn năng lượng hạt nhân lên một tầm cao cơ bản mới. Fukushima chắc chắn sẽ nâng nó lên cao hơn. Tuy nhiên vấn để chuẩn bị cho con người đối mặt với thảm hoạ công nghệ như thế nào thì vẫn còn đó. Thời xưa người kỵ sỹ có khả nằng chế ngự con chiến mã nổi khùng được đánh giá rất cao. Còn ngày nay, công nghệ ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn trong đời sống, thế mà nhân loại vẫn chưa biết chế ngự nó.

Người Nga suy nghĩ như vậy.

Tuy nhiên Fukushima theo tiếng Nhật có nghĩa là hạnh phúc. Chúng ta hy vọng về một kết cục tốt đẹp và chúc nhân dân Nhật hạnh phúc.

Hà Nội 16/03/2010

PGS. TS. Hoàng Xuân Nhuận