Năng lượng và môi trường ở Việt Nam
Vừa qua đã có những tranh luận gay gắt và nặng nề về điện than và các nguồn năng lượng khác trong nhóm “Ocean” của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng sự khác biệt nhau về nhận thức trước hiện tượng và giải pháp là chuyện bình thường. Có thể ước mơ của người này lại là nổi khổ của người khác. Vấn đề cuối cùng là giải pháp nào để đáp ứng nhu cầu tiến hóa của con người.
Chuyện điện than, đã có nhiều hội thảo quốc tế tại Tp HCM đã xác định đó là quả bom nổ chậm với môi trường. Vấn đề là phải có giải pháp thay thế với giá có thể cạnh tranh để con người tự giảm và dừng sử dụng điện than.
Với kế hoạch của Nhà nước Việt Nam thì họ hoàn toàn không quan tâm đến điện hải lưu. Với cá nhân tôi thì tôi hoàn toàn tin rằng nguồn năng lượng điện hải lưu ở miền Trung Việt Nam là nhiều nhất so với các vị trí khác trên thế giới. Nó tương đương mỏ dầu của Trung đông nhưng sạch hơn và không bao giờ cạn. Song điều quan trọng hơn, tôi đã tìm ra công nghệ với giải pháp cánh quạt dạng “Trống quay” như một con quay tối ưu tđể chuyển đổi động năng dòng hải lưu thành điện năng với dự tính giá thành sẽ rẽ hơn cả điện than ( chưa tính đến chi phí môi trường của điện than).Công nghệ mới này của Việt Nam thách thức với mọi công nghệ khác trên thế giới trong nhiệm vụ chuyển động năng dòng chảy tự nhiên thành điện năng. Từ thí nghiệm và lý thuyết tôi hoàn toàn tin điều đó sẽ là sự thật trong tương lai gần. Vấn đề còn lại là tôi đang thương lượng nguồn tài chính để khai triển từng bước. Tôi tin rằng chương trình này sẽ tạo ra rất nhiều việc làm cho miền Trung Việt Nam nhất là lao động giản đơn. Với giới tinh hoa của Việt Nam, đây sẽ là dự án xứng đáng để có thể sử dụng quỹ thời gian quý hiếm của một đời người. Mục tiêu không chỉ vì lợi ích cho Việt Nam mà còn mở ra một chương mới cho phương pháp chuyển đổi dòng chảy tự nhiên từ hải lưu đến thủy triều và cả dòng chảy trên sông … thành điện năng.
KS Doãn Mạnh Dũng