Phản biện của Royal Haskoning ( Hà Lan) về cảng Vân Phong và thực hiện của Việt Nam
2.Vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ với các tuyến đuờng vận tải chính.
3.Vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ với các cảng trung chuyển khác.
4.Nhiều vị trí quốc tế thích hợp để phát triển các cảng vệ tinh.Tốt nhất là có một mạng lưới cảng vệ tínhảng dàng để có thể phục vụ cả cảng mới.
5.Các điều kiện tốt về khả năng tiếp cận cảng ( ra vào dể dàng,độ sâu thích hợp, không bị tắt nghẽn)
6.Các điều kiện tự nhiên tốtcho việc xây dựng cảng, có khả năng mở rộng.
7.Cơ sở hạn tầng nội địa tốt ( đường bộ,đường sắt,mạng lưới thông tin liên lạc,v.v).
8.Hiệu suất bốc dở hàng hóa và các dịch vụ hàng hải cao.
9.Cơ chế giá cả /chi phí có tính cạnh tranh.
10.Vị trí và phương tiện cho phép các hảng vận tải biển lớn phục vụ hiệu quả hơn cho khu vực mục tiêu.
11.Sự hổ trợ của các hảng vận tải biển lớn.
12.Quy chế và hệ thống thuế quan ưu đãi. Tốt nhất là bản thân cảng có quy chế của Khu vực mậu dịch tự do.
13.Tốt nhất là có một Khu vực Tự do cho khu chế xuất và /hoặc khu công nghiệp, kho bãi, phân phối.
Không nhất thiết là phải thỏa mãn cùng lúc tất cả các điều kiện trên, co thể có những trường hợp đặt biệt áp dụng cho những địa điểm đặc biệt.
Báo cáo Nghiên cứu Quy hoạch Chi tiết đã chưa đề cập tới một số nội dung trên, và các tài liệu tham khảo cũng thấy đề cập đến. Chúng tôi co thể kết luận rằng đối với cảng Vân Phong , những điều kiện sau đây đã được thảo mãn:
2. Vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ với các tuyến đuờng vận tải chính.
5.Các điều kiện tốt về khả năng tiếp cận cảng ( ra vào dể dàng,độ sâu thích hợp, không bị tắt nghẽn)
6. Các điều kiện tự nhiên tốtcho việc xây dựng cảng, có khả năng mở rộng.
Nếu có những biện pháp thích hợp, những vấn đề sau đây sẽ có thể được đáp ứng:
1. Thương mại trong nước dồi dào và khả năng thu hút hàng hóa trung chuyển tốt.Lưu ý điều này liên quan tới các họat động thương mại phát sinh trong lảnh thổ Việt Nam và rất quan trong đối với khả năng thành công của cảng. Việc phát triển thương mại có thể không chắc chắn bằng. Việc này phụ thuộc vào các yếu tố khác đã liệt kê ở trên.
7. Cơ sở hạn tầng nội địa tốt ( đường bộ,đường sắt,mạng lưới thông tin liên lạc,v.v).
8. Hiệu suất bốc dở hàng hóa và các dịch vụ hàng hải cao.
9. Cơ chế giá cả /chi phí có tính cạnh tranh.
12. Quy chế và hệ thống thuế quan ưu đãi. Tốt nhất là bản thân cảng có quy chế của Khu vực mậu dịch tự do.
13. Tốt nhất là có một Khu vực Tự do cho khu chế xuất và /hoặc khu công nghiệp, kho bãi, phân phối.
Chúng tôi lo ngại những vấn đề sau đây chưa đáp ứng được :
3. Vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ với các cảng trung chuyển khác.
4. Nhiều vị trí quốc tế thích hợp để phát triển các cảng vệ tinh.Tốt nhất là có một mạng lưới cảng vệ tínhảng dàng để
có thể phục vụ cả cảng mới.
10. Vị trí và phương tiện cho phép các hảng vận tải biển lớn phục vụ hiệu quả hơn cho khu vực mục tiêu.
11. Sự hổ trợ của các hảng vận tải biển lớn.”
Trang 38. hết trích.
Quan sát lại các tiến trình thực hiện của Việt Nam với Cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong từ 2005 đến nay,chúng ta còn quá nhiều việc chưa làm :
1. Chưa có quy hoach chi tiết về Kiến trúc và Xây dựng đô thị Vân Phong nên chưa tạo ra nguồn hàng nội địa cho cảng và nhu cầu về cơ sở hạ tầng dịch vụ phục vụ cho cảng.
2. Chưa có kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt và bộ lên Tây Nguyên để tạo chân hàng từ Tây Nguyên về cảng Vân Phong.
3. Chưa tính đến nối tuyến từ cảng Vân Phong với Stungtơreng( Kampuchia), Bắc xế (Lào), Ubon ( Thai Lan)- Bangkok.
4.Chưa tính đến Khu vực mậu dịch tự do..
Việc bõ ra sô tiền lớn thuê tư vấn nước ngoài phản biện nhưng không nghiên cứu để ứng dụng là sự lãng phí lớn.Cách làm như vậy vừa mất cơ hội kinh doanh và vốn đầu tư khó thu hồi vì các dự án không thể phát huy hiệu quả riêng lẽ…
KS Doãn Mạnh Dũng
Nguồn : www.vanphongport.com