Sạt lỡ ở ĐBSCL, nguyên nhân và giải pháp

Sạt lỡ ở ĐBSCL, nguyên nhân và giải pháp

Nguyên nhân thứ nhất : Việc khai thác cát quá mức là hiện tượng phổ biến ở ĐBSCL. Giải pháp phải từ Chính quyền và các nhà khoa học. Các nhà khoa học cần xác định vị trí khai thác cát, khối lượng và thời gian được phép khai thác cát. Còn Chính quyền thực hiện sự quản lý theo đề nghị của các nhà khoa học.

Nguyên nhân thứ hai :Sự thay đổi động lực của dòng chảy tác động vào bờ sông từ nguyên nhân tự nhiên khi thay đổi từ mùa khô sang mùa mưa. Hiện tượng thủy triều lên xuống hàng ngày ở các cửa sông ĐBSCL. Sự thay đổi động lực dòng chảy do các đập thủy điện ở thượng lưu sông Mêkong đã ngăn dòng chảy hay xã lũ bất thường gây ra sự thay đổi lớn về động lực của dòng chảy ở hạ lưu.

Để sử lý nguyên nhân này tác giả tin rằng có thể sử dụng hệ thống máy phát điện bằng trống quay để thu nhận các động năng của dòng chảy. Nhờ đó có thể bảo vệ bờ sông, bờ kè.

Các dòng chảy của ĐBSCL có hai đặc điểm : Phần thượng nguồn gần Kampuchia thì dòng chảy 1 chiều. Thủy triều ở bờ biển Đông của ĐBSCL là bán nhật triều, cao đến 5 m, còn ở bờ biển phía Tây là nhật triều cao hơn 1m. Vì vậy các dòng chảy phía Đông của ĐBSCL có 2 chiều rõ rệt.

Với đặc điểm trên, tác giả đề xuất đặt hệ thống máy phát điện cho dòng chảy 1 chiều tại những vị trí sạt lỡ ở các đoạn sông gần Kampuchia.

Mô hình hệ thống máy như sau :

 

Với những vị trí bị sạt lỡ ở hạ lưu, cần đặt các máy phát điện cho dòng chảy 2 chiều với mô hình như sau :

 

Hệ thống máy trên gồm 2 hàng. Số lượng tăng hay giảm tùy nhu cầu từng vị trí.

Hệ thống máy sẽ lấy hầu hết năng lượng của dòng chảy theo chiều sâu và chiều ngang nên gần như triệt tiêu mọi động lực tác động vào bờ sông. Cách làm này vừa chủ động vừa có thêm điện cho dân dụng.

Nguyên nhân thứ ba : Tốc độ của tàu thuyền khi di chuyển và mật độ cao sẽ gây ra sạt lỡ nghiêm trọng bờ sông. Hiện tượng này đang xảy ra tại các con kênh mới xây dựng cho tàu thuyền như ở Trà Vinh. Giải pháp là cần giới hạn tốc độ của tàu thuyền khi di chuyển và có hành lang rừng ngập mặn tự nhiên hoặc phải bê tông hóa để bảo vệ bờ sông.

KS Doãn Mạnh Dũng