Từ lũ lụt miền Trung : thế mạnh nào để phát triển ?
Du lịch là nền công nghiệp không khói. Nhưng đó là một nền kinh tế thụ động. Một cường quốc không thể dựa vào kinh tế du lịch làm nền tảng .
Người Việt Nam, có thể lấy Sài Gòn xưa làm bài học lịch sử . Vùng đất này không có tài nguyên. Đất thì phèn, khóang sản thì không ! Nhưng Sài Gòn xưa – thành phố Hồ Chí Minh hôm nay, phát triển thành trung tâm kinh tế cả nước chỉ nhờ : đầu mối giao thông của các tỉnh miền Đông, miền Tây và Tây nguyên ra biển và giữa Miền Tây với Miền Đông và Tây Nguyên.
Từ tư duy này chúng ta thấy miền Trung Việt Nam nằm ở Trung tâm hàng hải Đông Nam Á. Biển Đông, nơi hơn nữa hàng hóa thế giới đi qua.Vịnh Vân Phong nằm đúng ngả tư hai tuyến hàng hải : Trung Đông- Châu Mỹ, Châu Úc- Đông bắc Á. Singapore cũng nằm trên ngả tư trên như vịnh Vân Phong nhưng từ Singapore đi châu Mỹ xa hơn từ Vân Phong đi châu Mỹ. Còn Hồng Kong và Thượng Hải chỉ nằm trên tuyến Châu Úc- Đông Bắc Á.
Vị trí của vịnh Vân Phong
Phía tây vịnh Vân Phong là trung tâm của Tây Nguyên là vùng đất khá bằng phẵng và lượng mưa thích hợp cho cây công nghiệp. Theo bản đồ 1:50.000 , tuyến đường 645 từ Nam Phú Yên- Buôn Hồ -Bản Đôn – Kampuchia – Lào là rất thuận lợi cho việc xây dựng đường bộ và sắt.
Tuyến đường bộ và sắt lên Tây Nguyên theo bản đồ 1:50.000 trên địa phận Việt Nam
Các cảng Singapore, Hong Kong, Thượng Hải là các cảng nhân tạo, còn vịnh Vân Phong là cảng tự nhiên. Hiện nay tàu công-tai-nơ lớn nhất giới dài 400m, rộng 59 m có mớn nước 14.5 m có thể chở 18.000 thùng công-ten-nơ loại 20 feet. Luồng và cảng cần độ sâu 16.7 m. Ở Việt Nam chỉ có 3 vịnh có độ sâu tự nhiên đáp ứng tiếp con tàu trên . Đó là vịnh Vân Phong có độ sâu đến 30m, vịnh Cam Ranh có độ sâu 20m, Vũng Rô có độ sâu 19m.
Trên thế giới các trường đại học dạy rằng : Tuyến nước sâu là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia.
Như vậy ở miền Trung hòan tòan đủ yếu tố về tự nhiên để tạo ra cảng Trung chuyển quốc tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với sự hình thành cảng Trung chuyển quốc tế tại vịnh Vân Phong, đó là nơi thu hút lao động với số lượng lớn và tạo nền tảng cho việc giảm giá thành vận tải nguyên liệu hay hàng hóa cho miền Trung. Đó là nền tảng cơ bản để hình thành các đô thị ven biển, khu chế xuất ven biển tạo điều kiện dân miền Trung sống tập trung bằng dịch vụ, gia công ở các khu vực đủ điều kiện chống bão và lũ.
Để khởi động cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong, chúng ta nên chấp nhận chính sách cho Khu kinh tế mở Vân Phong với bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn. Sự cách ly giữa Khu kinh tế mở và nội địa bằng hàng rào Hải quan dài khoãng 300m tại chân đèo Cổ Mã.
Dù quá chậm và bõ qua nhiều cơ hội nhưng đó là lối thoát duy nhất và mang tính chiến lược lâu dài cho miền Trung.
Mọi sự toan tính ích kỹ vì các lợi ích nhóm hay nhiệm kỳ chỉ góp phần kéo dài sự nghèo khó cho nhân dân miền Trung nhưng việc sử dụng vịnh Vân Phong là sự chọn lựa theo quy luật tất yếu của thị trường.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam , 20/11/2013 , thế hệ chúng tôi xin mãi mãi biết ơn các thầy cô đã dạy chúng tôi phải biết học, biết sống vì đất nước , biết yêu quý những đồng bào đang khốn khổ và cũng biết căm ghét những kẻ ích kỷ chỉ biết chăm sóc màu xanh của chính mình mà quên rằng mọi chiêc lá rồi cũng phải rụng về cội.
KS Doãn Mạnh Dũng