Tư vấn Nhật từ cảng Thị Vãi – Cái Mép đến cảng Lạch Huyện !- Nguyễn Trường Sơn
Bài toán kinh tế Hàng hải và vận tải biển quốc gia, theo mô hình của Ts. Chu Quang Thứ, đã bị phá sản hoàn toàn.
Khi làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN, những năm đầu 2000s, ông Chu Quang Thứ đã thúc đẩy thực hiện mô hình kinh tế Hàng hải VN, lấy cảng Trung chuyển quốc tế( TCQT)Vân Phong làm trọng tâm.
Bài toán cụ thể là : tập trung nguồn lực xây dựng thật nhanh cảngTCQT Vân Phong, vừa là cửa ngõ chính vươn ra đai dương về Hàng hải, vừa từng bước vươn thành cảng TCQT của chuỗi Logistics vận tải biển toàn cầu. Các cảng truyền thống tại các khu vực trong cả nước sẽ vẫn tiếp tục phát triển và xây dựng mới, nhưng chỉ phù hợp với điều kiện luồng lạch tự nhiên, tránh tối đa nạo vét.
Theo đó thì tại các khu vực cảng truyền thống sẽ chỉ phát triển các cầu cảng đón tàu phù hợp với điều kiện luồng lạch tự nhiên : Cảng Hải Phòng đón tàu nhỏ hơn 20.000 DWT, cảng Sài Gòn , Vũng Tàu đón tàu nhỏ hơn 30.000DWT, các khu vực khác đón tàu nhỏ hơn 10.000DWT. Các cảng cửa ngõ truyền thống sẽ tiếp hàng ( feed) cho cảng Vân Phong, để từ đó đi thẳng các tuyến viễn dương.
Tai sao lại chọn Vân Phong : Vị trí trung tâm đường Hàng hải Đông-Tây Quốc tế, mặt nước rộng, vịnh kín, địa chất đồng đều, độ sâu tự nhiên lý tưởng( 18-25m, nhiều nơi trên 30m) , điều kiện tự nhiên để phát triển thành cảng TCQT lớn nhất có một không hai trên thế giới. Riêng về điều kiện độ sâu tự nhiên luồng, khu neo, vùng nước cảng của Vân Phong có thể tiếp nhận mọi cỡ tàu vân tải hiện tại và tương lai. Hiện nay tất cả các tàu viễn dương đều phải đi qua 3 “cổ chai” là : kênh Xuy-ê, eo Malacca, kênh Panama. Giới hạn các “cổ chai” trên đều có độ sâu xung quanh 20m. Vì thế các cỡ tàu công ten nơ cũng chỉ phát triển mớn nước đến giới hạn trên.
Viêc xây dựng cảng Vân Phong có ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu vực cảng truyền thống là Hải Phòng và Sài Gòn không ?
Xin trả lời : Hoàn toàn không. Việc phát triển cảng Vân Phong sẽ tăng tính cạnh tranh cho các khu vực cảng truyền thống trong nước vì giảm cự li vận tải từ cảng vệ tinh thay vì phải tới HôngKông hay Singapore, tăng nội lực quốc gia, Các cảng Hải Phòng và Sài Gòn sẽ vẫn phát triển bình thường phù hợp với tăng trưởng hàng hoá thông qua, nhưng chỉ xây dựng mới các bến đón tàu phù hợp với luồng lạch tự nhiên, tránh tối đa nạo vét.
Đáng tiếc là đã không có một nhạc trưởng tốt.
Gần 10 năm vừa qua khi Vân Phong loay hoay mãi vẫn là số không, thì tại khu vực Cái Mép – Thị Vải đã ào ạt xây dưng hàng chục km cầu tàu, có bến đã đón được tàu 130-150.000 DWT, rồi chủ yếu bỏ không. Đó là dự án của Tư vấn Nhật . Cảng Lạch Huyện mới khởi công cũng do Tư vấn Nhật cho tàu 100.000DWT. Bài toán tâm huyết của các thế hệ Cục Hàng hải Việt Nam đã bị xé toạc.
Lỗi tại nhạc trưởng hay tại nhạc công đây ?
Dường như không còn tương lai nào cho cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong của quôc gia ven biển Việt Nam.
NGUYỄN TRƯỜNG SƠN.