Thay đổi bộ mặt kinh tế miền Trung bằng giải pháp gì ?
Du lịch là ngành xuất khẩu tại chổ chỉ giúp thoát nghèo chứ khó trở thành cường quốc vì đó là ngành kinh tế bị động. Khách không đến là treo niêu. Nhìn bản đồ biển Đông, miền Trung nằm trung tâm của biển Đông giữa các con đường hàng hải Đông-Tây và Nam – Bắc. Tiềm năng cảng Vân Phong được đánh thức từ 1997 để cạnh tranh với Hồng Kông và Singapore. Rất tiếc Việt Nam một thời chịu ảnh hưởng không chỉ cả Trung Quốc và cả Singapore nên tiềm năng vịnh Vân Phong bị xếp lại. Hôm nay, tác giả muốn nói với mọi người dân Việt Nam rằng, nguồn tài nguyên từ động năng dòng hải lưu ở miền Trung tương đương như mỏ dầu của Trung Đông nhưng không bao giờ cạn và sạch. Nguồn tài nguyên này hình thành do ba yếu tố : chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Bắc cực, do bờ Đông của lục địa Châu Á lệnh dần về hướng Tây khi tiến về Xích đạo, do trái đất quay từ Tây sang Đông. Các yếu tố trên mang tính vũ trụ nên nguồn năng lượng mang tính vũ trụ. Người Mỹ và Đài Loan dùng vệ tinh phát hiện dòng hải lưu tầng mặt và họ cũng tin rằng Điện hải lưu sẽ tập trung phát triển tại miền Trung Việt Nam.
Song điều quan trọng, người Việt Nam không chỉ sớm hiểu biết dòng chảy tầng mặt do gió mùa Đông Bắc mà còn biết rõ quy luật dòng chảy tầng đáy của biển Đông. Và quan trọng hơn nữa, người Việt Nam đã phát minh ra tuabine phát điện bằng dòng hải lưu theo mô hình “trống quay”. Mô hình tuabine mới này không chỉ khai thác được năng lượng dòng hải lưu mà còn có thể ứng dụng khai thác dòng chảy đuôi của các hệ thống thủy điện đang sử dụng thế năng của các hồ nước, khai thác động năng dòng chảy trên sông, dòng thủy triều. Quá trình khai thác động năng dòng hải lưu là quá trình lấy đi năng lượng của dòng chảy. Vì vậy hệ thống tuabine khai thác dòng hải lưu không chỉ cung cấp điện mà còn giúp chống xói lỡ bờ biển và bờ sông.
Điện hải lưu có thể phát triển với quy mô công nghiệp cho 11 tỉnh bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, NInh thuận, Bình Thuận với tuyến bờ biển dài 1000 km.
Ngày 13/9/2019, tư duy trên được trình bày tại Hội thảo “Phát triển bền vững kinh tế biển ở các tỉnh, thành duyên hải miến Trung và phía Nam dựa trên lợi thế so sánh ” tổ chức tại Trung tâm Hội nghị của thành phố Phan Thiết- Bình Thuận do Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận tố chức. Tại Hội nghị tác giả đề nghị : Để phát triển quy mô công nghiệp Điện hải lưu, vừa nhằm giải quyết nhu cầu năng lượng và đồng thời nhu cầu lao động trẻ phổ thông ở miền Trung, cần đưa Điện hải lưu vào Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII. Tác giả sẳn sàng giải trình với các chuyên gia trong, ngoài nước và các nhà hoạch định chính sách và chế tạo máy thí nghiệm chạy trong tự nhiên.
Kèm theo đây là tài liệu “Điện hải lưu” được in vào kỹ yếu của Hội thảo.
Tài liệu phát biểu “Điện hải lưu” tại Hội thảo.
Ks Doãn Mạnh Dũng