Thương người như thể thương thân

Gia đình tôi lẩn trốn tại Pnôm Pênh được 6 tháng và sau đó ra Bắc bằng máy bay. Cả nhà nhớ và mang nặng cái ơn nhân hậu của người Khơ-me đối với gia đình. Trái đất thật tròn. Khi nghe tin bọn Pon Pốt diệt chủng chính người dân Kampuchia và gây tội ác tại biên giới Tây Nam, thằng em út  Doãn Mạnh Trung -năm xưa mới 5 tuổi – cũng nhớ cái nghĩa xưa, nên  xin rời ghế đại học Bách Khoa Sài Gòn, cầm súng sang Kampuchia tham gia giúp hồi sinh cho một đất nước. Còn tôi, đầu năm 1980, trở lại Pnôm Pênh với tư cách là một chuyên gia Việt Nam giúp đặt nền móng ngành dịch vụ hàng hải của nước Kampuchia mới. Nhớ lại, thời làm việc ở Pnôm Pênh, tôi đã làm hết sức mình vì lợi ích của người dân Kampuchia với tâm thế là người đã từng nhận được sự cưu mang của họ lúc khốn cùng. Một con chuột nhỏ vẩn có thể giúp cọp thóat bẩy lưới như chuyện ngụ ngôn xưa !
Nhìn những đứa trẻ người Duy Ngô Nhĩ, không thể tự vấn : Các cháu sẽ nhớ gì về Việt Nam ?
Năm 2013, Việt Nam nhận 11 tỷ USD kiều hối từ những người Việt Nam vốn vượt biên thành đạt đang ở khắp thế giới. Số tiền trên đã giúp cả nền kinh tế Việt Nam chống đỡ những lúc khó khăn như hiện nay. Số tiền trên sẽ không bao giờ có nếu lực lượng biên phòng các nước trên thế giới cư xử như những người lính biên phòng Việt Nam ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh với những người vượt biên từ Việt Nam.
Các nước trên thế giới rất nhân hậu với nhân dân Việt Nam, còn chúng ta đã làm gì cho nhân dân thế giới, nhất là Việt Nam đã trúng cử Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc ?
Hiến pháp 2013 Việt Nam ghi rõ :
“Điều 49
Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú.”
Bộ đội biên phòng Bắc Phong Sinh đã không thẩm định chi tiết sự việc như quy định của Hiến pháp Việt Nam mà trao trả ngay cho phía Trung Quốc sau vài giờ bắt được đòan 16 người vượt biên. Hơn nữa sau khi có chuyện cướp súng gây ra chết và bị thương nhiều người, trong đó có hai sĩ quan Việt Nam nhưng phía Việt Nam lại không giành quyền tố tụng đưa ra Tòa hình sự Việt Nam mà trao trả ngay cho Trung Quốc là đã từ bõ chủ quyền của Việt Nam.
Có thể giữa Việt Nam và Trung Quốc có các Hiệp định thực hiện việc trao trả người vượt biên trái phép, nhưng phía Việt Nam cần biểu thị sự nhân đạo với người Trung Quốc vượt biên để họ tâm phục, khẩu phục.
Xưa nhà Nguyễn tuy hợp tác với nhà Thanh, nhưng với các trung thần nhà Minh chống Thanh vẩn có cơ hội sống ở đất rừng phương Nam. Nhà Thanh cũng biết, nhưng họ cũng chấp nhận vì họ không muốn đối mặt với kẻ chống đối Triều đình ngay trên đất Trung Quốc và trong lòng họ thực ra vẩn có chữ “nhân” của một nền văn hóa lớn Trung Quốc. Vì vậy đừng nghĩ những nhà lảnh đạo Trung Quốc thực sự cảm ơn hành động tích cực của những người lính Biên phòng Việt Nam.

Chính sách nhân hậu của Nhà Nguyễn với các trung thần Nhà Minh đã giúp gởi thế khó xử của Nhà Thanh ở Trung Quốc  và đồng thời tạo thuận lợi cho mọi sắc tộc Kinh , Hoa, Khơme đều có thể sống hòa đồng và hạnh phúc ở đất rừng phương Nam của Việt Nam trong hơn 300 năm qua. Đó là tấm gương của cha ông, dạy chúng ta biết “Thương người như thể thương thân”, lấy cái “nhân” làm gốc để giữ sự bền vững và an ninh cho xã tắc.
Ks Doãn Mạnh Dũng