Tranh luận về nguyên nhân sa bồi đổ về cảng Hải Phòng và bãi tắm Đồ Sơn ! KS Doãn Mạnh Dũng

Tranh luận về nguyên nhân sa bồi đổ về cảng Hải Phòng và bãi tắm Đồ Sơn ! KS Doãn Mạnh Dũng
Năm 1922, cảng Hải Phòng có cốt luồng -7m với lượng nạo vét 922.600 m3 bùn tại cửa Nam Triệu. 
Năm 1983 khi chưa đắp đập Đình Vũ, mớn nước luồng -5.0 m với lượng nạo vét 1.256.000 m3 bùn tại cửa Nam Triệu và 274.000 m3 bùn trong sông Cấm.
Năm 1992 sau khi đắp đập Đình Vũ , mớn nước luồng -4,2 m với lượng nạo vết tổng cộng 1.700.000 m3.
Với những số liệu trên của Cục đường Biển đã chỉ rõ sự sai lầm mang tính quốc gia trong việc đắp đập Đình Vũ của Chính phủ.
Bãi tắm Đồ Sơn thời thập niên 1960 nước trong và sạch, nhưng dần dần bị đục và đục quanh năm.
Để hiểu nguồn phù sa từ đâu về cảng Hải Phòng và bãi tắm Đồ Sơn, chúng ta cần biết các hệ thống sông ở Đồng Bằng Bắc Bộ.
 
Hình 1 : Hệ thống sông Đồng Bằng Bắc Bộ
 
 
Hình 2 : Hệ thống đê đồng bằng Bắc Bộ 1905
 
Hình 3: Hiện tượng  dòng nước đục của sông Đuống gặp dòng nước trong của sông Phả Lại tại hạ lưu phà Phả Lại ( nay đã có cầu) khoãng 2 km. Ảnh do KS Doãn Mạnh Dũng chụp ngày 26/9/1996 từ trên con đò của dân địa phương. Trên hình 2 :Vị trí màu đỏ là vùng pha dòng nước đục từ hệ sông Hồng sang hệ sông Thái Bình sau đó qua sông Kinh Thầy đổ về cảng Hải Phòng 
 
Hình 4 : Đắp đê Gia Lam năm 1926 –Nguồn TS Olivier Tesier
 
Hệ sông Hồng gồm ba nhánh sông chính : Sông Thao, Sông Lô , Sông Đà gặp nhau tại Việt Trì và chảy ra biển Đông theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.Sông Hồng bắt nguồn từ dảy Malaysia dài 11.149 km, đoạn trung du và hạ lưu chảy qua Việt Nam dài 510km. Hàm lượng phù sa trung bình 1.000 g/m3, vào mùa lũ hàm lượng phù sa có thể đạt 10.000 g/m3. Hệ thống sông Hồng hàng năm đổ ra biển khoãng 1.122 tỷ m3 nước với lượng phù sa khoãng 200 triệu tấn.
Hệ thống sông Thái Bình là Sông Cầu, Sông Thương và Sông Lục Nam là những dòng sông ngắn, nước trong. Theo nhận xét của người dân địa phương cách đây gần 20 năm thì Sông Cầu nước trong nhất sau đó đến sông Thương rồi đến Sông Lục Nam. Ba dòng sông trên gặp nhau tại Phả Lại và gọi là sông Phả Lại. Sông Phả lại hợp lưu với dòng Sông Đuống ( một nhánh của Sông Hồng) sau đó chia thành hai nhánh Sông Kinh Thầy và Sông Thái Bình. Sông Thái Bình đổ ra biển còn Sông Kinh Thầy đổ về Hải Phòng. Sông Kinh Thầy là nguồn gốc đưa phù sa về cảng Hải Phòng và bãi tắm Đồ Sơn.  
Từ năm 1010 sau khi Nhà Lý dời đô về kinh thành Thăng Long thì đắp đê Cơ Xá để bảo vệ kinh đô. Đến năm 1248 Nhà Trần hoàn thành toàn bộ đê từ trung du đến bờ biển cho các hệ thống Sông Hồng, Sông Thái Bình.
Như vậy gần 1000 năm qua độ rộng của các dòng chảy Sông Hồng đã bị cố định. Cao trình của mặt bằng đồng bằng Bắc Bộ có xu hướng thấp dần so với đáy sông.Khi nghiên cứu công thức thoát nước trong thủy lực, chúng ta thấy lưu lượng giảm theo hình Prabon khi giảm độ sâu h theo trục hoành. Chính vì vậy nước thoát qua cửa Sông Hồng ngày càng khó và buộc bị đẩy qua Sông Đuống. Do vậy lượng phù sa về Hải Phòng có xu thế tăng nhanh nhất là sau khi Việt Nam thống nhất với các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng cùng khai phá rừng lưu vực thượng nguồn Sông Hồng và Sông Cầu, Sông Thương và Sông Lục Nam. 
KS Doãn Mạnh Dũng