Vịnh Vân Phong và an ninh Biển Đông
Việc kiểm soát hải quan tại đây rất thuận lợi chỉ bằng hàng rào hải quan dài khoãng 300 m tại chân đèo Cổ Mã.
Khi chính sách khu kinh tế mở Vân Phong hình thành kèm theo mô hình quy hoạch đô thị Vân Phong thì mọt sự tất yếu các nước trên thế giới sẽ đến đăng ký xây dựng và khai thác hệ thống cảng và kho bãi của họ.
Trong khai thác cảng, vị trí từng cầu cảng luôn tạo sự khác biệt về lợi nhuận. Chính vì vậy, khi hình thành Khu kinh tế mở Vân Phong với chính sách rõ ràng , bảo đảm an tòan đồng vốn cho nhà đầu tư cùng với một quy hoạch đô thị Vân Phong chuẩn mực thì vịnh Vân Phong tất yếu trở thành lực hút không thể cản nổi với các hảng tàu trên thế giới.
Để tăng nhanh sức mạnh kinh tế vịnh Vân Phong, việc mở tuyến đường bộ và đường sắt từ Nam Phú Yên lên Ban Mê Thuột qua Cheo Reo gần ưu tiên khai triển sớm. Hầm qua đèo Cả, đã có kế hoạch đầu tư nên khởi công càng sớm càng tốt.
Hiện nay chúng ta đang có chương trình hợp tác giữa Nhật và các nước hạ lưu sông MêKông gồm Thái Lan, Kampuchia, Lào và Việt Nam. Chúng ta nên mạnh dạng đề nghị với Nhật giúp mở tuyến đường sắt Nam Phú Yên-Cheo Reo- Bản Đôn (biên giới Việt Nam-Kampuchia) đến Stungtơreng( Kampuchia)- Paxe (Lào)- Ubon (Thái Lan).
Chiến lược gắn bốn nước trên bán đảo Đông Dương với cảng Vân Phong sẽ tạo mối quan hữu nghị và ổn định lâu dài.Các nước Đông Dương đều có quyền lợi với vịnh Vân Phong và Biển Đông là sức mạnh quốc tế quan trọng để bảo vệ ổn định và an ninh Biển Đông.
Đảng và Nhà nước cần có sự quyết đóan để đưa ra quyết sách chuẩn cho vịnh Vân Phong. Chúng ta đã có quá nhiều bài học khi phân tán nguồn lực cho các dự án mang tính cục bộ địa phương đã làm mất cơ hội phát triển của cả dân tộc.
KSDoãn Mạnh Dũng