Xây dựng “Đặc khu kinh tế “để làm gì ?

Việc hình thành “chợ” phải dựa vào nguyên lý : Đầu mối giao thông nhỏ thì chợ nhỏ, đầu mối giao thông lớn thì chợ lớn, đầu mối giao thông mất đi thì chợ mất đi. Tư duy hình thành “Đặc khu kinh tế ” mà dựa vào lịch sử là sự sai lầm nghiêm trọng. Ví dụ xưa Hội an – Quảng Nam là đầu mối giao thông quốc tế nhưng khi nó là không còn là cảng biển nữa thì đó chỉ còn là một Viện bảo tàng. Với tư duy này, để “Đặc khu kinh tế ” Vân Đồn phát triển, cần nghiên cứu và phát triển quy mô đầu mối giao thông tại Vân Đồn.
Sau khi xác định được mục tiêu hàng hóa và dịch vụ, bước tiếp theo là cần có công nghệ để thực hiện. Hay nói cách khác, mục tiêu thứ hai của “Đặc khu kinh tế ” là phải tiếp nhận được công nghệ của thế giới. Một quốc gia xây dựng “Đặc khu kinh tế ” mà coi nhiệm vụ chính của “Đặc khu kinh tế ” là du lịch thì cần xem xét lại phương pháp tư duy. Vì du lịch là một ngành kinh tế mang tính dịch vụ, phục vụ cho con người nghĩ dưỡng , giúp nhiều người có việc làm thoát nghèo nhưng đó là một ngành kinh tế thụ động, nó không thể là một ngành kinh tế giúp quốc gia trở thành cường quốc. Việc hình thành “Đặc khu kinh tế Phú Quốc” cần chọn mục tiêu biến Phú Quốc thành “Chợ đầu mối của tất cả các nước ven và gần vịnh Thái Lan”. Muốn vậy ngoài cảng cho khách du lịch cần nghiên cứu hệ thống cảng cho hàng hóa.
Kinh tế Việt Nam khi bắt đầu mở cửa vào cuối thập niên 1990, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đã sai lầm khi chọn cảng cho ngành dầu khí và không khai triển cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong. Phải chăng đã có bàn tay của Trung Quốc ?
Việt Nam được mời tham gia WTO trước Trung Quốc nhưng phải chờ Trung Quốc quay đầu lại và vào WTO trước, rồi sau đó mới đến lượt Việt Nam.
Năm 2017, Quốc hội Việt Nam đang đưa ra chính sách cho các “Đặc khu kinh tế”. Các chính sách phải vì lợi ích lâu dài của quốc gia mà cần tránh sa vào “Bẩy tài chính vì mục tiêu bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.”
KS Doãn Mạnh Dũng