Hy vọng sẽ có nhiều vị như Bộ trưởng Đinh La Thăng

Hy vọng sẽ có nhiều vị như Bộ trưởng Đinh La Thăng

Một là phải có một trung tâm hóa dầu để cải thiện nhanh cuộc sống của nhân dân. Vì với một nước Anh vĩ đại vẩn phải nhờ mỏ dầu biển Bắc nước Anh để cân bằng cán cân ngoại thương cuối thập niên 1970.
Hai là phải có cảng Trung chuyển công tai nơ ở Việt Nam để tạo nhiều việc làm và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển ngành hàng hải.
Ba là phải khuyên Việt Nam bõ gấp chính sách hộ khẩu để hòa giải dân tộc, chống nguy cơ chia rẽ đất nước.
Vấn đề thứ ba chỉ có thể trao đổi với các quan chức Việt Nam khi có dịp gặp gỡ. Vấn đề thứ nhất, tôi đã đưa ra tập tài liệu phản biện về sự sai lầm trong định vị “Cảng nước sâu Dung Quất” cho ngành hóa dầu Việt Nam. Tôi hiểu tài liệu viết phản biện cảng Dung Quất sẽ bị vứt vào sọt rác nên lặng lẽ đăng ký bản quyền tài liệu này.

 

Đến hôm nay cả nước đều hiểu sự ngộ nhận trạng thái sâu, kín sóng gió của vịnh Dung Quất.
Vấn đề thứ hai là hệ trọng nhất trong kinh tế biển và tôi đã đưa ra tư duy “Cảng Vân Phong , cảng lớn nhất bán đảo Đông Dương, Trung tâm trung chuyển công-ten-nơ “. Vì ngại đối đầu với tư duy cảng dầu Dung Quất nên không thể mô tả chi tiết nhà máy lọc dầu tại vịnh Vân Phong. Nhưng tư duy cảng lớn nhất bán đảo Đông Dương đã bao hàm nhà máy lọc dầu tại đây.
Thập niên 1990, ông Võ Văn Kiệt được ca ngợi là con người cải cách. Nhưng hai tư duy rất quan trọng trên vẩn không thể lọt lưới đến ông Võ Văn Kiệt. Nguyên nhân không phải cá nhân ông Võ Văn Kiệt bảo thủ mà cơ chế đối thoại dân chủ trong khoa học hầu như bị tiêu diệt trong xã hội Việt Nam. Mãi đến ngày 23 /10/2006 tôi được ông Võ Văn Kiệt mời đến tại 16 Tú Xương. Tôi mời đại tá Đòan Văn Quãng cùng đi để tránh mọi sự hiểu lầm. Trong hai giờ trao đổi, tôi khẵng định sự sai lầm trong việc định vị cửa thóat lũ ra biển Tây, việc chọn vịnh Dung Quất làm nhà máy lọc dầu số 1 và việc mở kênh Quan Chánh Bố. Ông Võ Văn Kiệt , ba lần nhắc lại với tôi là ông đến kênh Quan Chánh Bố để nghiên cứu thủy lợi chứ không mở luồng cho tàu biển.
Những việc trọng đại nhất với đất nước cũng không thể thực hiện được trong thời ông Võ Văn Kiệt thì thời nay với sự tham nhũng tràn lan thì làm sao có hy vọng ?
Năm 2002, tôi được Quyền Cục trưởng Chu Quang Thứ mời ra làm Trưởng Ban cơ sở hạ tầng cảng biển chuyên trách giới thiệu dự án cảng Vân Phong.
Năm 2004, ông Nguyễn Ngọc Huệ lúc đó là Phó Cục trưởng Cục Hàng hải ( sau chuyển sang làm Chủ tịch Vinalines ). Một lần, sau khi đi họp với các cơ quan của Bộ GTVT về đầu tư, ông Nguyễn Ngọc Huệ bực tức báo cáo với Quyền Cục Trưởng Chu Quang Thứ :
– Ông Vụ trưởng V chủ trì Hội nghị phát biểu: “Cục Hàng hải các anh ngồi đó, tôi đáp miếng nào thì được miếng đó ! “.
Ông Chu Quang Thứ cũng nổi nóng, cảm thấy bị sĩ nhục và báo cáo lên Bộ trưởng Đào Đình Bình.Tưởng rằng ông V sẽ bị phê bình nhưng ông V lại được lên chức Thứ trưởng. Lúc này tôi mới hiểu, vì sao ông Chu Quang Thứ thông báo với tôi là tôi cần tránh mặt Bộ trưởng Đào Đình Bình khi Ban cơ sở hạ tầng Cục hàng hải đưa Bộ trưởng tham quan vịnh Vân Phong .
Khi ông Hồ Nghĩa Dũng thay thế ông Đào Đình Bình làm Bộ trưởng, cuối 2006 vào miền Nam chúc Tết. Nhóm trí thức trong ngành hàng hải đăng ký gặp ông Hồ Nghĩa Dũng tại 35 Hàn Thuyên. Trong cuộc họp ông Phạm Hồng Sơn ( Hiệu trưởng trường Đại học GTVT Tp HCM) , ông Ngô Lực Tải ( Nguyên Giám đốc Sở Giao thông Tp HCM) , ông Phạm Quang Vinh ( Nguyên Vụ phó Vụ Vận tải ) cảnh báo sự đổ vỡ của Vinashines. Còn tôi lưu ý với Bộ trưởng sự thất bại của kênh Quan Chánh Bố là tất yếu và cam kết nếu tôi sai tôi sẽ trả lại đất nước sổ lương hưu của tôi. Thời ông Hồ Nghĩa Dũng làm Bộ trưởng trong 5 năm, tôi có nhiều thư đề xuất luồng Trần Đề với Bộ GTVT, nhưng ông không bao giờ tiếp. Một lần Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng giao Hội đồng Khoa học Công nghệ Bộ GTVT nghe tôi trình bày ngày 8/3/2007. Nhưng sau cuộc họp,  Hội Đồng KHCN GTVT viết biên bản rằng tôi cũng ủng hộ việc mở kênh Quan Chánh Bố. Tôi phải có thư phản đối. Hội Đồng KHCN GTVT lại lập một biên bản khác. Nên hiện nay, tôi có hai biên bản cho một cuộc họp ngày 8/3/2007 với nội dung trái ngược nhau.

Khi Hội Đồng KHCN cấp Bộ sẵn sàng không trung thực cả bằng văn bản để có thể giải ngân cho dự án thì đó là tín hiệu gì của một chế độ ?

Không thể gặp được Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nên tôi không thể báo cáo sự việc này!

Rất may đến thời Bộ trưởng Đinh La Thăng, những tài liệu nghiên cứu về luồng và cảng cửa ngõ Trần Đề đã được ông quan tâm. Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng rất cẩn thận nên yêu cầu Thứ trưởng Nguyễn Văn Công họp trước với Cục Hàng hải , Công ty Tư vấn và nhóm chúng tôi vào ngày 1/8/2015. Sau đó đến ngày 4/8/2015 Bộ trưởng Đinh La Thăng chủ trì với 3 trường Đại học và nhiều giới trí thức trong ngành. Nội dung tôi trình bày đã chuẩn bị trên 20 năm với những nguyên lý từ thời Bộ trưởng Đào Đình Bình , Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng và được cập nhật thêm. Mọi dự án khoa học và công nghệ ngày càng chứa đựng nhiều hơn hàm lượng tri thức. Không có dân chủ, không tôn trọng trí thức thì làm sao có dự án tốt.     

Công việc tuy chỉ ở giai đọan báo cáo Cơ hội đầu tư,nhưng chỉ nhờ “một giọt sương dân chủ ” do Bộ trưởng Đinh La Thăng mang lại, đã có thể đem lại một hy vọng lớn lao về sự thay đổi bộ mặt kinh tế cả miền tây Nam Bộ mà bắt đầu từ cảng cửa ngõ Trần Đề tại bờ biển Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng ! Sự thành công bước đầu này giúp giới trí thức Việt Nam tư tin khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Đã là con người thì chẵng có ai hòan thiện. Nhưng là cán bộ thì điều đầu tiên là phải có tấm lòng với nước với dân và cần sự công bằng với mọi người.
Có người nói, đất nước này làm gì còn tiền mà làm ?
Chúng tôi chỉ cần Nhà nước cho phép chủ trương với Dự án cảng cửa ngõ Trần Đề , những việc còn lại là của doanh nghiệp. Điều nên tránh là sử dụng nghiên cứu của giới trí thức sau đó chuyển cho các doanh nghiệp sân sau của các quan chức, Như vậy là phá nát lòng tin của giới trí thức vào chính quyền.
Sắp Đại hội Đảng XII, chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều vị như Bộ trưởng Đinh La Thăng.
KS Doãn Mạnh Dũng