Nhớ Đại hội sinh viên lần thứ 2 ngày 7/1/1970

Tôi nhớ trong Đại hội, khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi, tôi có giơ tay và  xin trả lời. Trong các câu trả lời, tôi đã nói rằng, sinh viên chúng tôi tự tin đã học tốt và sẵn sàng tham gia xây dựng đất nước.
Năm 1971, tôi tốt nghiệp Đại học, ra trường xuống tàu dầu Cữu Long, làm thủy thủ lái tàu và đối mặt với cuộc chiến tranh phong tõa của Mỹ. Tôi rời tàu sau khi Hiệp định Pari ký kết đầu năm 1973.
Khi đất nước mở cữa, năm 1997, để cạnh tranh với các nước trong Khu vực tôi đề xuất xây dựng Cảng Vân Phong- Cảng lớn nhất bán đảo Đông Dương, Trung tâm trung chuyển công-ten-nơ. Nhưng tư tưởng vì lợi ích của cả dân tộc đã thua lợi ích nhóm .Vì vậy vịnh Vân Phong đã mất một cơ hội quý giá để thay đổi bộ mặt ngành hàng hải Việt Nam.
Nhớ ngày 10/10/2012 lúc 13:30 h – trùng với ngày kỹ niệm tiếp quản Thủ đô Hà Nội- tôi đăng ký với lảnh đạo tỉnh Sóc Trăng để trình bày “Cảng Trần Đề- cảng cửa ngõ cho ĐBSCL” tại Hội trường Ủy Ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Hôm đó ông Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng và các Sở, Ngành trong tỉnh đều có mặt đầy đủ. Tôi cùng con trai – Doãn Thanh Tùng – Cử nhân Kinh tế vận tải Biển- trước đó đã làm cho một công ty hàng hải tại Bĩ và Anh trình bày. Khi tôi mới trình bày được khoãng 5 phút thì ông H – Chủ tịch tỉnh – đứng dậy nói lớn :

– Anh mà làm được thì chặt đầu tôi đi !. Giải tán.

 

Tôi lặng người. Xếp máy vi tính lại. Tôi không sốc với hành vi của ông Chủ tịch tỉnh vì cuộc đời đã qua quá nhiều trãi nghiệm. Nhưng tôi thực sự lo lắng, từ nay con trai tôi sẽ không tin vào thể chế “của dân, do dân, vì dân ” mà ông nội, bác ( liệt sĩ), cha, chú của nó đã chiến đấu để dựng lên với hình ảnh ông Chủ tịch tỉnh như thế !

Hai cha con ra ngay xe đò, may còn chuyến cuối buổi chiều và đến khuya mới trở lại Sài Gòn.
Vì trách nhiệm với đất nước, tôi tiếp tục bảo vệ thành công đề tài trên tại Bộ GTVT ngày 4/8/2015 và quay lại trình bày tại Sóc Trăng nhiều lần. Các buổi trình bày đều được hoan nghênh và có văn bản. Việc biến dự án thành hiện thực thuộc thế hệ sau.
Từ trãi nghiệm, tôi cho rằng giới trí thức cần biết đặc tính quán tính của một nền văn hóa lạc hậu để không ngỡ ngàng khi thực hiện những ý tưởng mới.

Tái bút : Lịch sử Đảng Bộ Quân sự tỉnh Đồng Nai ( 1945-2010 ) NXB Đồng Nai- 3/2015, trang 24 viết về ông nội của Doãn Thanh Tùng khi thành lập chiến khu D như sau :
“Lực lượng 60 chiến sĩ tổ chức 5 tiểu đội trang bị 30 súng các loại. Doãn Tấn Nghiệp nguyên là đội ( tương đương thượng sĩ ) trong sân bay Biên hòa trực tiếp chỉ huy và huấn luyện, đứng chân ở các khu vực các xã Tân Phú, Thiện Tân ( nay là hai xã Thạch Phú và Thiện Tân huyện Vĩnh Cữu tỉnh Đồng Nai), lấy tên Giải phóng quân Biên Hòa “ )
KS Doãn Mạnh Dũng