Tết xưa và Tết Kỹ Hợi

Với trách nhiệm là đại diện của Công ty, tôi xuống tàu họp với Ban chỉ huy tàu và phát biểu :

 

-Vì nghề nghiệp, chúng ta buộc phải đi biển nhưng chẵng có ai muốn đón giao thừa ngoài biển. Chạy sớm ra Hải Phòng cũng phải chờ cầu, vì vậy ngày mai cả tàu đón giao thừa tại cầu tàu, sau đó sẽ khởi hành.

 

Ban chỉ huy tàu đã thống nhất và thực hiện theo kế hoạch trên.

Để có đề xuất như trên, tôi đã từng trãi nghiệm cái nghề bán “Cò bay, ngựa bay” thời tuổi thơ sống tại Sài Gòn đầu thập niên 1950. Người Sài Gòn coi những ngày Tết là linh thiêng. Chuẩn bị cho ngày 23 tháng chạp, bọn trẻ chúng tôi kiếm tiền bằng cách đi bán các phẩm vật để cúng và tiển ông Táo về trời.
Bọn trẻ chúng tôi vừa đi vừa rao :

-Cò bay,ngựa bay !

 

Dân Sài Gòn nghe rao như trên là hiểu và gọi lại mua. Hồi đó nhà tôi ở mặt đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, sau lưng là vườn Bà Lớn- nay là chung cư Nguyễn Thiện Thuật . Khu vực đầu đường Nguyễn Thiện Thuật và đường 20 ( hiện nay gọi là đường Điện Biên Phủ ) là nghĩa trang. Tôi đã đứng xem và thấy rất nhiều lươn vàng ở trong các ngôi mộ. Sau lưng đường 20 là vùng bưng biền rộng lớn, không có người ở, bây giờ có đường 3/2 thuộc Quận 10 và xa hơn là quận Tân Bình. Khu vườn rau Lộc Hưng cũng thuộc vùng bưng biền trong tầm mắt trên và hoàn toàn mới khai phá sau này.

Nhớ Tết năm 1972, lúc đó tôi là thủy thủ tàu Cữu Long trực tiếp lái tàu ca 0-4. Tàu phải nhổ neo đúng lúc giao thừa, rời cảng Hải Phong đi Hòn Ngư – Nghệ An để dỡ 1500 tấn xăng dầu cho  chiến trường. Ông  thuyền trưởng Vị , người Nam Bộ vừa ra lệnh điều khiển tàu mà mắt ông nhòa nước mắt. Vì chẵng ai muốn rời căn nhà của mình trong những ngày Tết.
Gần đến ngày Tết Kỹ Hợi, việc giải tõa trên 100 căn hộ tại vườn rau Lộc Hưng ở quận Tân Bình làm lòng người phải vui gượng và mong  sao qua nhanh những ngày xuân của đất trời. Vì người Sài Gòn xưa hay nói với nhau : Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ . Cứ cho rằng dân sai, sao không thể đợi cho qua những ngày Tết ?

Chưa đến rằm tháng giêng, mới đến ngày 13 âm lịch là ngày 17/2/2019 Quận I cho chuyển lư hương của Đức Thánh Trần về địa chỉ mới theo chủ trương của lảnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 17/2/2019 là ngày kỹ niệm 40 năm quân xâm lược Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Namvà gây ra rất nhiều tội ác với dân Việt Nam. Sự kiện trên đã gây xáo động lòng người. Lịch sử thế giới đã chỉ rằng quân Nguyên đã gây tội ác rất man rợ với loài người từ châu Á đến châu Âu. Chúng đi đến đâu đều buộc các quốc gia phải đầu hàng hoặc bị chém tất cả. Chính tội ác của chúng đã rung động đất trời và đất nước của chúng phải nhận sự tan rã và nghèo đói đến tận ngày hôm nay. Cả thế giới chỉ có Đức Thánh Trần là người thành công 3 lần đánh bại quân Nguyên. Vì vậy Đức Thánh Trần không chỉ là người anh hùng của Việt Nam mà còn là người anh hùng của các dân tộc bị xâm chiếm trên thế giới. Vì vậy việc di dời lư hương của Đức Thánh Trần đã gây bão tố trong lòng người dân.
Để có một xã hội thật sự của dân, do dân và vì dân , chính quyền cần đối thoại với dân chúng . Khi mọi việc đạt được sự đồng thuận thì xã hội mới ổn định và đất nước mới phát triển bền vững.
KS Doãn Mạnh Dũng