Tàu lớn và tàu bé- Nhà nghiên cứu Đổ Thái Bình
Chẳng là gian hang Ba Lan khá hoành tráng dù nằm phía sau tầng một ,với những mặt hang “độc”.Chẳng hạn,không có gian hang nào bày các thiết bị quân sự ,dù công ty Đức MTU là người cấp động cơ cao tốc cho các chiến hạm cao tốc,công ty Hamilton của Úc cấp các động cơ có tính quay trở cao thu hút sự quan tâm của hải quân ta…nhưng công ty CTM Ba Lan công khai giới thiệu một chương trình riêng về cuộc chiến tranh ngầm dưới nước :việc rải lôi và rà phá chông lôi.Là một anh dân sự mà tôi quan tâm tới mìn và lôi chỉ vì trong những năm qua tôi làm việc với anh em đường biển ,những người đã có những hành động rất anh hùng và khoa học trong việc chống lôi mìn của Mỹ .Nếu trong quá khứ đóng tàu Ba Lan là một cái tên mà phần lớn chúng ta ai cũng biết,thì ngày nay với sự phân công lao động của khối EU và chất lượng công nghệ của Ba Lan không thể so bì với Đức và các nước Tây Âu khác,cái nghề đó đang bị thu hẹp lại tới mức không thể tưởng tượng được và người đóng tàu Ba Lan tìm được đối tác “tự nhiên” của mình là các bạn Việt Nam mà nhiều nhà lãnh đạo nghề này là học sinh tại Gdansk ! Trong cuộc họp mặt vui vầy có một madam Ba Lan nhỏ nhắn duyên dáng ,tưởng là thuộc đoàn Ba Lan,nhưng không phải,cô nói vài chữ Việt để giới thiệu về mình …”nha may toi o Ben Luc”.Ồ ! madam Aleksandra người Pháp gốc Gdansk Ba Lan là phu nhân của ông Berenger ,tổng giám đốc của công ty đóng tàu Đông Nam Á ( một gian hang tại hội chợ với cái tên SEAS ) có trụ sở tại Bến Lức Thủ Thừa Long An.Có lẽ người Pháp là một trong những người nước ngoài hiểu biển cả sông ngòi Việt Nam nhất và nhiều công dân Pháp đã hành nghề đóng tàu trên đất nước này ,từ xưởng Saigon Shipyard tại Cát Lái có từ những năm 80 tới các công ty tư vấn thiết kế trên cao ốc Mê Linh thành phố Hồ Chí Minh hay các cơ sơ đóng thuyền xuất khẩu tại quận 7 .Chắc chắn đóng tàu phải sinh lời với lực lượng lao động dồi dào,giá cả phải chăng,nhất là loại tàu thuyền cần nhiều trang trí tỉ mỉ của nghệ nhân , nên đã hấp dẫn Strategic Marine nước Úc mở chi nhánh tại khu công nghiệp Đông Xuyên Vũng Tàu.Hiện nay cái tên Strategic Vũng Tàu đang được quảng bá rông rãi trên nhiều báo chí hàng hải quốc tế,trong đó có một đặc điểm mà họ nhấn mạnh .Đó là “nội địa hóa” nhưng không phải là chỉ dùng các sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam,mà chính là sử dụng người Việt Nam tại hầu hết các vị trí ,kể cả vị trí cao cấp về kỹ thuật ! Đó là trường hợp Lê Trương Long ,sinh quán Sài Gòn,đã từng làm kỹ sư trưởng của nhà máy này vốn là cựu học sinh Trung Cấp Giao Thông III tọa lạc tại góc chéo Phú Lâm thành phố Hò Chí Minh.Chỉ với mảnh bằng trung cấp vỏ tàu trong tay,Long đã bươn chải trong nghề nghiệp ,là một trong những kỹ sư đầu tiên dùng phần mềm chuyên ngành ,thông thạo ngoại ngữ nên đã nổi tiếng từ khi còn làm tại Saigon Shipyard của người Pháp.Có một thực tế là với cách quản lý tốt,có hệ thống bài bản từ căn cứ mẹ ở nước ngoài,các cơ sở như Bến Lức,Strategic hay các nhà máy do Hàn Quốc,Damen Hà Lan lập tại miền Bắc đã phát huy được năng lực trí tuệ và cơ bắp của người Việt và đang kinh doanh có hiệu quả
Những ụ tàu khổng lồ
Trao đổi về những thành công của các nhà máy “ngoại” với kỹ sư Đỗ Thành Hưng,Tổng Giám Đốc Vinashin miền Đông Nam Bộ,người đang chịu trách nhiệm xây dựng các nhà máy đóng mới của Vinashin phía Nam,trong đó có chương trình Nhơn Trạch,Đồng Nai,kỹ sư Hưng nói :”Chuyện,họ làm những gam tàu quá nhỏ trong khi chúng tôi …”.Nhiệm vụ của chúng tôi mà kỹ sư Hưng muốn nói ở đây là những con tàu vài chục nghìn tấn,tàu dầu hơn 100 nghìn tấn ,tàu dầu khổng lồ 300 nghìn tấn tại chương trình Hải Hà Quảng Ninh…Nói tới những họ tàu thủy có tên Tây “rối rắm”,nào Aframax,VLCC,ULCC,nào Handysize,Suezmax…tôi nhớ tới những cuộc nói chuyện về hàng hải quốc tế của luật sư lão thành Võ Nhật Thăng,Ngô Khắc Lễ,nhớ tới những bài chính trị – kinh tế học Mác Lê Nin thuở còn mài quần trên ghế nhà trường.Thế giới hàng hải hình thành cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ,với những tập đoàn tài chính “giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”,với những mưu mô thủ đoạn của các con cá mập trên biển,với những con tàu treo cờ thuê,cờ của những nước lạ hoắc như Vanutu,Mata,với những địa chỉ ma ,với tầng tầng lớp lớp các thứ trung gian môi giới …,toàn bộ thế giới đó quyết định số mệnh của công nghiệp đóng các con tàu khổng lồ ,một nền công nghiệp cạnh tranh quyết liệt với đặc tính phập phù ,lên xuống theo nhịp điệu chính trị toàn cầu,yêu cầu đầu tư cực lớn mà biên độ lãi khá nhỏ….Chúng ta không ngạc nhiên khi bắt tay vào đóng những chiếc tàu 53 nghìn tấn đầu tiên trong loạt dự định 50 chiếc vào năm 2005,ngay cái tên ông chủ tàu (thực ra là ông môi giới cấp 1) Graig người Anh được ghi lên báo chí,các phương tiện truyền thống,kể cả báo tiếng Anh đối ngoại còn ghi sai là Craig,Cờ-rai …một chi tiết trong muôn vàn chi tiết chứng tỏ sự ngỡ ngàng ban đâu khi mà chúng ta muốn “đi tắt đón đầu “ ,muốn mau chóng đứng trong “câu lạc bộ “ những nhà đóng tàu dầu khổng lồ,muốn đứng thứ ba thứ tư trong thế giới đóng tàu….Trong khi đó ,những người bạn của chúng ta đã có những lời khuyên bảo chân thành .Có nên hiểu những ý kiến khuyên can của David Dapice và các nhà nghiên cứu ở Havard là những ý ngăn cản không muốn ta đóng tàu như trong quá khứ người Pháp đã ngăn chặn Bạch Thái Bười mà một tiến sĩ –quan chức Bộ Giao Thông đã đưa ra để phản bác lại.Có nên căm giận trước các ý kiến phê bình rất thẳng thắn của ông kỹ sư đầu trọc,giám đốc đăng kiểm Nhật NK vì các lỗi kỹ thuật trong công nghệ của chúng ta.Ông Ogahara đã hết nhiêm kỳ về nước để nhận nhiệm vụ mới nặng nề hơn nhưng hình ảnh của một kỹ sư vỏ tàu tốt nghiệp tại đại học Hiroshima năm 1976,một người chân thành,”chịu làm và cũng rất chịu chơi” không bao giờ quên trong tâm trí của những người đóng tàu Việt .Nhiều lần tâm sự với chúng tôi,ông góp ý sao chúng ta không tập trung đóng các gam tàu nhỏ vừa phải,cải tiến quản lý,chú ý tới đào tạo con người ,giữ vững thương hiệu mà ham làm tàu to làm gì.Thực quả chúng tôi không hiểu,chiến lược đóng tàu lớn nhằm mục đích gì :lợi nhuận ?,hay kết hợp kinh tế và quốc phòng ? Lợi nhuận chắc không phải vì kinh điển kinh tế đóng tàu thế giới đã trả lời ,còn quốc phòng ,có lẽ để giành cho các nhà chiến lược quân sự bình luận.Nhưng với con mắt của một dân thường,các ụ tàu khổng lồ chắc chả dùng để đóng hàng không mẫu hạm với một đất nước chỉ mong có một nền quốc phòng đủ giữ vững chủ quyền trên biển với các loại tàu khu trục hộ tống ,săn mìn cỡ chỉ vạn tấn nhưng rất tinh vi !Nói chuyện với hai kỹ sư Thanh và Khang,hai cố vấn xuất sắc xuất thân từ ngành hàng hải của ta nay đã về hưu và làm cho tổ chức môi giới Maersk Broker lừng danh,một tổ chức đang làm cầu nối giữa đóng tàu và các chủ tàu toàn cầu để bán cho được các con tàu ta đang đóng mà chưa có chủ ,Thanh tâm sự :”Tớ có dịp đi hết các cơ sở đóng tàu,sục sạo vào các phân xưởng.Tết nhất tới nơi mà mấy chị em thợ sơn than thở,mấy tháng rồi chưa có lương .Mà khốn nạn lương chị em có gì là cao đâu ,vỏn vện triệu rười hai triệu một tháng !” .Có lý hay không khi bắt cả những người lao động nhỏ bé phải chịu gánh vác cho những chương trình đóng tàu khổng lồ mà vô vọng ?