Mạn đàm về ngành đóng tàu Việt Nam

Trong tập tài liệu trên tôi còn viết:

“Cơ sở đóng và sữa chữa tàu

Chúng ta nên tập trung vốn và mở rộng nhanh các liên doanh với nước ngoài về đóng và sữa chữa tàu.

Giải pháp này là nền tảng lâu dài của đất nước.Đặc biệt chú trọng đến thị trường hàng hải phía Nam rất sát đường hàng hải quốc tế. Các cơ sở đóng tàu lớn nên tập trung trong Tổng Công ty hay Tập đòan đóng và sữa chữa tàu để chuyển giao kỹ thuật mới được nhanh, tăng tốc độ trưởng thành về lượng cũng như về chất.Các cơ sở đóng và sữa chữa tàu quan hệ với chủ tàu trên cơ sở Hợp đồng đóng tàu hoặc cùng đầu tư vốn vào con tàu để cho thuê”

Như vậy quan niệm tập trung vốn “ để chuyển giao kỹ thuật mới được nhanh, tăng tốc độ trưởng thành về lượng cũng như về chất” là một chiến lược đúng của Nhà nước.Thực tế chúng ta đã có khả năng đóng các loại tàu mà trước đây chúng ta không thể làm và cũng không tưởng tượng được.Đó là một nhận thức công bằng.

Nhưng tại sao mọi sự đổ bể ?

Trên thế giới, người ta  chấp nhận chia con tàu làm ba phần : thân võ tàu, máy tàu và thiết bị theo tỷ lệ 40,40 và 20.Sự chấp nhận trên thể hiện trong bảo hiểm khi phải tính chi phí để đền bù. Như vậy giá trị thân võ tàu chỉ chiếm 40 % giá trị con tàu. Trong thân võ tàu có sắt thép và hàn cắt, lắp ráp chi phí ụ đà,thiết kế, giám sát….. Như vậy tuy gọi là đóng tàu được, nhưng Việt Nam chỉ có đóng góp được phần cắt thép, hàn,công lắp ráp, chi phí ụ đà. Phần công này là nhỏ bé trong 40% thân võ tàu vì phải chi phí sắt thép, thiết kế, giám sát… Vì vậy ngành đóng tàu không có lãi lớn, mà nó mang chiến lược kích thích các ngành sản xuất thép, máy tàu và sản xuất các thiết bị cho con tàu.

Với nhận thức trên ta thấy yếu điểm nhất của ngành đóng tàu là không thể tự mình thực hiện các chuyên ngành khác như : thép, máy tàu, các thiết bị chuyên ngành đặc biệt như  : ra đa, la bàn chuyên dụng,hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống lạnh, hệ thống cứu hỏa,thiết bị xếp dỡ hàng …

Với một người có trách nhiệm lảnh đạo của Vinashin đáng lẽ ra phải đặt vấn đề  “tòan dân hóa” từng bước các các công đọan đóng tàu. Có nghĩa là chấp nhận hợp tác với tấc cả các ngành khác nhau để cùng xây dựng vững chắc ngành đóng tàu Việt Nam thì họ lại biến Vinashin thành thương hiệu thu hút mọi nguồn ngân sách để tiêu xài vô tội vạ.Trước hết các ụ đà là nơi chôn nhiều tiền nhất với giá thành ngất ngưỡng so với các nước. Không dừng lại, họ bỏ tiền vào các dự án “bốc đồng”, điển hình nhất là “siêu cảng Hải Hà”. Cảng này  có đổ  vào nhiều tỷ đô la cũng biết trước thất bại là cái chắc. Nhưng tiếc rằng đến cảng Hải Hà tham dự động thổ, có không ít quan chức cao cấp của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải.

 Họ biết không ? Họ đều biết vì cảng Hải Hà không nằm trong quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam nhưng họ “khi vui thì vổ tay vào” đến hôm nay họ nói Vinashin dấu họ. Vinashin làm gì dấu được chuyện cảng Hải Hà không có trong quy hoạch? Chỉ có ông Bộ GTVT dấu bản quy hoạch để Vinashin thêm hoang tưởng như đang mở được “một chương kinh tế thần kỳ” cho Quảng Ninh tại Hải Hà và mở hầu bao vừa vay được  chi cho các quan chức có công “vổ tay”. Nếu khi Phạm Thanh Bình đến Hải Hà khai trương , động thổ mà có ai đó ở chức vị đủ nặng ký mắng Bình thì chắc chắn hôm nay ông Phạm Thanh Bình đang hạnh phúc cùng vợ con mà không đau khổ trong cảnh lao tù.

Khổ cho nhiều vị, xưa nay có làm kinh tế biển bao giờ.Thấy con tàu to thì sung sướng và hạnh phúc như trong mơ và tự hào Việt Nam đã sánh vai các cường quốc năm châu. Họ biết đâu, từ thiết kế, giám sát, sắt thép, máy móc, thiết bị từ  sợi dây điện , cái công tắc điện, cái vòi nước, bánh lương khô trên xuồng cứu sinh…. đều phải nhập vì theo tiêu chuẩn rất khắc khe của đăng kiểm Châu Âu..Lợi ích của ngành đóng tàu Việt Nam  chỉ nằm trong một mảnh nhỏ của 40% thân và võ tàu. Vì vậy việc trã các khoãn nợ khổng lồ của thời Phạm Thanh Bình hoàn toàn không đơn giản trong vòng 10 -20 năm tới. 

Công nhân Việt Nam chỉ biết đọc bản vẽ, cắt , hàn và lắp ráp sắt thép. Tuy so với cái thời đóng tàu 20/7 , đóng xong phải đổ xi măng để cân bằng tàu, chúng ta đã có những bước trưởng thành lớn. Nhưng chúng ta đang bước vào thời đại của nền kinh tế tri thức, nên những kết quả lao động bằng cơ bắp trên là rất nhỏ bé so với mong ước của cả dân tộc sau 35 hòa bình thống nhất đất nước.

Những người công nhân đóng tàu không có tội, họ là những người có công đã đưa ngành đóng tàu phát triển nhanh trong những năm qua. Kẻ có tội là những ai đó  đã chuyển vốn của ngành đóng tàu sang xây cảng Hải Hà, mua tàu Hoa Sen…để tìm chút lợi ích cỏn con.

Người Việt Nam từng buồn vì đã có người nghèo và thiếu ý thức đã tháo các ốc vít của chiếc cầu Trung Hà nối  Ba Vì với Phú Thọ, tạo ra một nguy cơ sụp đổ lớn cho chính người dân địa phương.

 Hôm nay người Việt Nam lại buồn vì các quan chức cao cấp vì chút tình thân hữu nể nang mà đã đổ tiền vào  Vinashin  nhưng không kiểm sóat ,nên đưa nền kinh tế Việt Nam vào nguy cơ khũng hoảng và mất uy tín Chính quyền.

Dù sao cả dân tộc nầy vẩn cần vương ra biển.Ngành đóng tàu vẩn là ngành có tính kích thích sự phát triển các ngành khác. Để phục hồi ngành đóng tàu Việt Nam, chúng ta cần xác định các ngành khác như sắt thép, máy tàu, thiết bị các loại trên con tàu là một bộ phận gắn với ngành đóng tàu và cũng cần được khuyến khích phát triển.

Song bản chất của mọi sự đổ bể là thiếu sự kiểm sóat.Chẳng có gì sung sướng hơn là được làm ông chủ bằng tiền của người khác.Đó là ước mơ của tất cả những kẽ thiếu năng lực nhưng muốn nhiều tiền.Vì vậy họ bằng mọi cách để chiếm quyền lực hoặc gắn với quyền lực để kinh doanh.

Vì vậy xu hướng xã hội tiến bộ là Chính quyền  không Kinh doanh.Người Kinh doanh làm chủ trên chính đồng tiền của họ và nộp thuế. Chính quyền thu thuế lo việc công ích.Nếu Chính quyền tham gia Kinh doanh thì  chúng ta sẽ không chỉ có một mà sẽ có nhiều Vinashin.  

KS Doãn Mạnh Dũng