Chiến lược kinh tế gì cho miền Trung Việt Nam ?
Người miền Trung Việt Nam phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thiên nhiên nên thường biết chịu dựng khó khăn để tổn tại và phát triển. Nhưng miền Trung Việt Nam rất ít Tài nguyên thiên nhiên để tạo nên nền công nghiệp hiện đại trong thương trường cạnh tranh với năm Châu , bốn Biển. Vì miền Trung Việt Nam nằm bên sườn Đông dãy Trường Sơn, Tài nguyên đất có độ dốc lớn, vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Khai thác đất hay khoáng sản đều dẩn đển lũ lụt. Đô thi khó tập trung và không thể lớn. Nhưng miền Trung Việt Nam có hai loại Tài nguyên thiên nhiên mà các vùng miền khác hay các nước trong khu vực Đông Nam Á không thể có được đó là Tài nguyên cảng biển và Tài nguyên động năng dòng hải lưu.
Tài nguyên cảng biển.
Hình 1 : Biểu đồ chỉ mối tương quan giữa độ sâu tự nhiên của cảng và chi phí đầu tư. Vì vậy tuyến nước sâu của miền Trung là Tài nguyên quý giá của quốc gia.
Hình 2 : Bố cục vịnh Vân Phong che chắn xoáy bão quay theo chiều ngược kim đồng hồ và không cho phép dòng hải lưu Bắc Nam đưa sa bồi chảy vào vịnh nên rất sâu.
Hình 3 : Bản đồ hàng hải qua biển Đông. Miền Trung nằm ngay ngã tư đường hàng hải quốc tế.
Hình 4 : Tuyến đường sắt và bộ nối vịnh Vân Phong với Ban mê thuột và Bản đôn
Hình 5 : tuyến đường sắt và bộ nối vịnh Vân Phong với hệ thống đường sắt Thái Lan tại Ubon.
Hình 6: Mô hình tổ chức hệ thống cảng biển Việt Nam do chuyên gia Nhật Jica viết giữa thập niên 1990 với hệ thống cảng biển Việt Nam là vệ tinh cho các cảng Hồng Kong và Singgapore.
Hình 7 : Mô hình tổ chức hệ thống cảng biển Việt Nam do Ks Doãn Mạnh Dũng đề xuất với tâm là vịnh Vân Phong từ 1/6/1997.
Miền Trung Việt Nam nằm ở trung tâm biển Đông. Bạn quan sát toàn bộ biển Đông, vịnh Vân Phong là tâm của một vòng tròn với đường bờ biển từ bán đảo Malaisia vòng qua Indonesia đến Philippine. Miền Trung Việt Nam nằm ngay giữa ngã tư con đường từ Nhật xuống Úc; từ Nam Á , qua Đông Nam Á sang châu Mỹ. Hiện nay mọi hàng hóa đều được đưa vào con-tai-nơ nên từ vịnh Vân Phong qua Mỹ là gần nhất so với Hồng Kong và Singapore. Về vi mô, vịnh Vân Phong là bản đồng dạng của vịnh Cam Ranh về độ kín sóng gió nhưng lớn hơn gấp 3 lần từ diện tích mặt nước đến tuyến xây dựng cầu tàu. Vịnh Cam Ranh thích hợp cho một căn cứ cứ hải quân lý tưởng còn vịnh Vân Phong thích hợp cho một cảng thương mại tuyệt hảo. Về độ sâu, vịnh Vân Phong có độ sâu đến 35 m trong khi độ sâu eo Malắcca chỉ giới hạn 21 m. Phía Bắc vịnh Vân Phong có sông Ba nên thuận cho việc cung ứng nước ngọt cho tàu thuyền. Song điều quan trọng và rất thú vị là từ vịnh Vân Phong có thể xây dựng đường sẳt và đường bộ qua Nam Phú Yên chạy ngược theo bờ hữu ngạn sông Ba lên Tây Nguyên mà không có các đèo cao như các con đường 19, 26 và 27. Từ Cheo reo- Phú Bổn có thể xây đường sắt nối với bản Đôn, qua Sơ-tung-tơ-reng ( Kampuchia), theo sông Mê kông nối với Bắc-xế ( Lào) , sau đó vượt sông Mê Kong nối với Upon ( Thái ) và Băng Kok.
Hiện nay Khánh Hóa đã cố gắng khởi động lại dự án cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong. Tôi nghĩ rằng chính quyền Trung ương cần hổ trợ tỉnh Khánh Hòa phát triển các chương trình với hiệu quả tối ưu.
Tài nguyên điện hải lưu.
Miền Trung Việt Nam là nơi duy nhất trên trái đất này tập trung dòng hải lưu mạnh nhất và dài nhất. Sự hình thành dòng hải lưu do rất nhiều đặc điểm tự nhiên mà miền Trung Việt Nam may mắn đang thừa hưởng. Những yếu tố hình thành dòng hải lưu tầng đáy ở miền Trung là :
1- Sự chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Bắc Cực.
2- Do trái đất quy từ Tây sang Đông.
3- Bờ Tây của Thái Bình Dương từ Bắc cực về Xích đạo thì lệch dần về hướng Tây nên tạo điều kiện cho dòng hải lưu tích lũy năng lượng.
4- Đặc thù bờ biển miền Trung giúp tích lũy năng lượng và không quá gần Xích đạo.
5- Dãy Trường Sơn che gió Tây Nam nên dòng hải lưu ở ven bờ miền Trung gần như một chiều hướng từ Bắc xuống Nam rất thuận lợi cho khai thác công nghiệp.
Những yếu tố trên hình thành dòng hải lưu tầng đáy chạy theo hướng Bắc – Nam trong 365 ngày/năm.
Do đặc điểm gió mùa, miền Trung Việt Nam tiếp nhận gió mùa Đông Bắc với thời gian 9 tháng/năm và gió đã tạo ra dòng chảy mặt có hướng Bắc – Nam.
Khi dòng biển tầng mặt cộng hướng với dòng tầng đáy, miền Trung Việt Nam có dòng hải lưu chạy theo hướng Bắc-Nam dài 1000 km ( một ngàn km) từ Hòn La – Quảng Bình đến mũi Kê Gà – Bình Thuận. Vì trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hải lưu nằm sát bờ biển miền Trung, trong lảnh hải Việt Nam. Vì dòng hải lưu gần bờ nền thuận lợi khi đưa điện vào bờ, vừa ở vùng nước nông nên rất dể khai thác. Về tốc độ của dòng chảy thì vùng bờ biển miền Trung có tốc độ dòng chảy 1.05 m/s- 1.26 m/s theo tài liệu của Mỹ và Đài Loan . Đây là vùng bờ biển có tốc độ dòng hải lưu lớn nhất ở bờ Tây của Thái Bình Dương mà tài liệu quốc tế đã phải thừa nhận.
Để hiểu năng lượng của một dòng chảy, ta dùng công thức E= 0.5mvv. Với công thức trên, một dòng chảy có độ ngang 1m, sâu 1m, tốc độ dòng chảy v= 1m/s ta có nguồn năng lượng tương đương 50 lao động, mỗi lao động có công suất 100 W.
Hình 8 : Các loại cánh quạt truyền thống mà thế giới đang sử dụng để chuyển đổi động năng dòng chảy tự nhiên thành điện năng.
Hình 8-1 : Máy phát điện bằng dòng hải lưu của Pháp được chào bán tại Hà Nội năm 2012
Hình 9 : Dòng chảy tự nhiên có chiều sâu , chiều rộng, hướng và tốc độ. Tốc độ dòng chảy tầng mặt cao và giảm dần khi sát đáy.
Hình 10 : Mô hình nguyên lý công nghệ trống quay được tác giả đặt tên là “Doan blade”. Bên trong trống có độ rổng sử dụng lực Ac-si-mét khử trộng lực. Hệ thống máy phát điện nằm trên mặt nước.
Hình 11 : Mô hình chọn lựa kết hợp nhiều mô-dun . Mổi mô -đun lấy hết nặng lượng theo chiều sâu. Hai hàng mô-dun theo chiều dòng chảy sẽ lấy hết năng lượng theo chiều ngang. Vì vậy công nghệ trống quay là tối ưu so với mọi giải pháp công nghệ chuyển đổi động năng dòng chảy tự nhiên hiện nay trên thế giới. Mô hình trên không ảnh hưởng đến thủy sinh và bị cản trở bởi rác thải di chuyển trong dòng chảy.
Hình 12 : Máy thí nghiệm chứng minh sự hoạt động của công nghệ trống quay.
Khi khai thác dòng hải lưu với độ sâu 35 m, độ rộng vài km thì đó là nguồn năng lượng vô cùng lớn, sạch và bất ngờ với con người. Vấn đề còn lại là công nghệ nào để khai thác nguồn năng lượng dòng hải lưu. Trên thế giới hiện nay chỉ quen sử dụng các loại cánh quạt được giữ kín nước và đặt dưới đáy biển.
Tác giả đã tìm ra công nghệ mới đầu tiên trên thế giới để khai thác năng lượng dòng chảy tự nhiên như hải lưu, dòng thủy triều, dòng sông, dòng đuôi của các thủy điện sử dụng thế năng từ hồ chứa. Công nghệ mới khử được trọng lượng cánh quạt và được gọi là trống quay. Hệ thống máy phát điện đặt trên mặt nước. Mỗi tua -bin có thể lấy hết năng lượng theo chiều sâu. Kết hợp nhiều tua-bin thì có thể lấy hết năng lượng theo chiều ngang của dòng chảy. Tác giả gọi trống quay là “Doan Blade” để ghi lại công đức dòng họ Doãn và khẵng định sự phát minh này là của người Việt Nam.
Ngày 3/7/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nghe tác giả trình bày phần Nguồn tài nguyên Điện hải lưu. Sau đó Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản gửi Bộ Công Thương và Bộ Khoa học Công nghệ yêu cầu thẩm định. Ngày 7/8/2015 Bộ Công thương họp thẩm định và Bộ Công thương ra văn bản ủng hộ chương trình. Còn Bộ Khoa học Công nghệ thì im lặng cho đến ngày hôm nay.
Ngày 22/6/2016 tác giả trình bày tại Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Tp HCM về nguyên lý và thí nghiệm thành công tua bin mới với “công nghệ trống quay”.
Sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hết nhiệm kỳ, hồ sơ Điện hải lưu đã bị lãng quên. Tháng 9/2019 Tạp chí cộng sản đã tổ chức hội thảo khoa học về phát triển kinh tế các tỉnh ven biển miền Trung ở Bình Thuận. Tác giả đã trình bày Tài nguyên dòng hải lưu ở miền Trung và “công nghệ trống quay” và đề nghị đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Chúng tôi đã hoàn thành lý thuyết hình thành Tài nguyên dòng hải lưu ở miền Trung Việt Nam và lý thuyết “công nghệ trống quay”. Đã hoàn thành 2 máy thí nghiệm về hiệu quả của “công nghệ trống quay”và đang xin phép vị trí để đặt chiếc máy thí nghiệm đầu tiên tại hạ lưu thủy điện Trị an.
Chúng tôi tin rằng miền Trung Việt Nam hoàn toàn đủ yếu tố để sản xuất thiết điện hải lưu, cung cấp năng lượng điện cho Việt Nam và các nước Đông Dương với giá cực rẻ cũng như cung cấp thiết bị khai thác điện từ dòng chảy tự nhiên cho các nước trên thế giới. Đó là con đường để miền Trung Việt Nam tự kiếm sống, tự làm giàu cho chính mình và cho đất nước.
Truyền thống yêu tự do của tổ tiên khi đi khai phá đất phương Nam đã dạy chúng ta không chấp nhận thân phận nô lệ và phụ thuộc theo số phận. Đó là nền tảng tư tưởng để đi tìm vịnh Vân Phong, dòng hải lưu ở miền Trung và “công nghệ trống quay” để Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước tiên tiến trên thế giới.
Chúng tôi sẵn sàng chia sẽ thông tin với các bạn và mong bản quyền được tôn trọng.
Ks Doãn Mạnh Dũng