Đọc bản đồ tự nhiên vịnh Dung Quất thấy rõ dòng hải lưu Bắc-Nam-KS Doãn Mạnh Dũng
Trên hành trình kiến quốc, việc hiểu quy luật tự nhiên là vô cùng quan trọng. Đó là cốt lõi để có thể đề ra giải pháp xây dựng theo tự nhiên nhằm hạn chế tối đa chi phí sức lực và vật chất. Câu chuyện cách đây đã 25 năm, những mãi mãi là bài học lớn cho con người từ nhà khoa học đến các chính trị gia đưa ra quyết định chính sách.
Những năm thập niên 1980 và 1990, tôi làm việc ở Công ty vận tải Biển Việt Nam ( VOSCO). Tiếp cận hàng ngày với các thuyền trưởng và những người đi biển giàu kinh nghiệm,tôi chưa bao giờ nghe họ nhắc đến 2 từ “ Dung Quất” . Giữa thập niên 1990, những nhà khoa học từ Liên Xô về, học vị cao với nghề hải dương học , địa chất học, chuyên vẽ bản đồ, dầu khí … đã đề xuất sử dụng vịnh Dung Quất để làm nhà máy lọc dầu đầu tiên cho Việt Nam.
Đặc điểm tự nhiên vịnh Dung Quất hiện nay nhiều người đã biết, không cần nói gì thêm. Vì con người đã khai thác vịnh Dung Quất trong nhiều năm. Ở đây , tôi muốn giới thiệu cách nhận thức tự nhiên vịnh Dung Quất bằng giải pháp đơn giản nhất là đọc bản đồ tự nhiên.
Vịnh Dung Quất là một vùng nước biển chạy từ Tây sang Đông có hướng nhìn ra biển về phía Bắc. Từ phía Nam có sông Trà Bồng đổ ra vịnh. Ở cửa sông phía ngoài Biển có hòn Ông, phía trong sông có hòn Bà. Có thể nói hòn Ông và hòn Bà đã tạo thế đặc biệt cho đất Quảng Ngãi : khi bão lũ thì nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Nhưng có lẽ quan trọng nhất là đọc và hiểu được đường đẵng sâu chảy trong vịnh. Đường đẵng sâu là đường có cùng độ sâu. Đường đẵng sâu là vết của dòng nước để lại, đặc biệt vết của dòng chảy tầng đáy. Đọc và hiểu đường đẵng sâu, con người có thể hiểu hướng di chuyển của dòng chảy. Đường đẵng sâu 1, 2,3 có số màu đõ. Vấn đề đặt ra là dòng hải lưu chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam hay từ Đông Nam lên Tây Bắc. Với địa hình như ảnh chụp bản đồ 1/50.000 , ta thấy dòng hải lưu không thể chảy từ Đông Nam lên Tây Bắc mà đang chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Từ nhận xét này, ta hiểu rằng đang tồn tại dòng hải lưu chạy dọc theo bờ biển qua vịnh Dung Quất theo hướng Bắc-Nam. Chính dòng hải lưu này đã tạo ra dòng xoáy gây nguy hiểm cho các tàu thuyền đến gần phía Bắc vịnh Dung Quất và đưa sa bồi từ sông Trà Bồng vào vịnh Dung Quất. Hiểu hướng di chuyển dòng hải lưu, con người mới có thể đưa ra mô hình quy hoạch đúng cho cảng biển.
Từ chuyện đọc bản đồ biết được sự tồn tại dòng hải lưu, từng bước đã dẩn đến những khám phá quan trọng về quy luật sâu và nông của các vịnh ở bờ biển Đông . Hơn thế nữa, đó là nền tảng để xác định nguồn năng lượng từ động năng của dòng hải lưu ở miền Trung Việt Nam./.