Từ triết học xác định hệ giá trị cho Việt Nam – Ks. Doãn Mạnh Dũng

Xưa giữa đất Sài Gòn, má tôi hay hát ru  :

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Nhìn về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Tôi hiểu tình yêu của má giành cho bà ngoại thật sâu lắng. Đó là tâm hồn của người Việt Nam dành cho đấng sinh thành, một truyền thống đáng trân trọng.

Năm 2022, đại án Việt Á được công bố  đã gây hậu quả nghiêm trọng về sinh mạng nhiều người  tại Tp. Hồ Chí Minh. Khí phách giúp người hoạn nạn xưa của Lục Vân Tiên ở đất Phương Nam  biến mất. Nhưng chuyện ba cô gái ở Hưng Yên , vì tranh giành đất đai nên đổ xăng đốt nhà, đốt mẹ làm cả nước rung động và bàng hoàng. Sự việc trên có lẽ là giọt nước tràn ly, buộc giới hàn lâm Việt Nam xem xét lại các hệ giá trị trong xã hội Việt Nam.

Đi tìm hệ giá trị cho Việt Nam không thể bắt đầu từ cảm xúc hay tập quán mà phải từ sự minh triết trong hiểu biết về hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Tùy theo thế giới quan của người cầm bút mà có thể đưa ra những giá trị khác nhau.Với tác giả, mọi học thuyết, mọi tôn giáo đều hướng đến  sự văn minh  của loài người:

Ngày hôm nay con người biết yêu con người hơn ngày hôm qua và ngày mai cuộc sống vật chất sẽ tốt hơn ngày hôm nay.

Nhờ trí khôn và tiếng nói, loài người đã từ bõ cuộc sống hoang dã, chấp nhận sống trong cộng đồng để an toàn hơn, đầy đủ vật chất hơn, từng bước xa dần sự hoang dã tiến đến văn minh. Để xã hội loài người tồn tại và phát triển, từng thành viên phải tham gia tạo ra hàng hóa hay dịch vụ để trao đổi với người khác trong xã hội.

Để có hàng hóa hay dịch vụ, con người buộc phải sử dụng  3 loại Tài nguyên : Tài nguyên sức lao động, Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ. Theo thứ tự trên, Tài nguyên sau đem nhiều lợi nhuận hơn Tài nguyên trước. Tùy theo hàng hóa hay dịch vụ cũng như mức độ chất lượng mà chúng có các tỷ lệ Tài nguyên khác nhau. Hàng hóa hay dịch vụ có tỷ lệ Tài nguyên trí tuệ càng cao thì có sức cạnh tranh càng lớn và tạo ra siêu lợi nhuận.

Hình 1 : Tam giác kinh doanh sử dụng Tài nguyên để tạo ra hàng hóa và dịch vụ :

Với bản năng hoang dã, khi trí tuệ còn sơ khai, để có nhiều hàng hóa hay dịch vụ con người tìm cách chiếm đoạt Tài nguyên sức lao động hay còn gọi là nô lệ. Khi sản xuất hàng hóa xuất hiện, con người tìm cách chiếm đoạt Tài nguyên thiên nhiên như đất , nước, rừng,  sông ngòi … Đó là nguyên nhân của chiến tranh xâm lược thời chế độ nô lệ, phong kiến và thực dân.

Đến năm 2022, loài người bước vào thời đại kinh tế trí thức. Sức mạnh từng cá nhân không còn ở cơ bắp mà là trí tuệ như ông Elon Musk. Sức mạnh của một quốc gia không phụ thuộc vào sự rộng lớn hay dân số mà phụ thuộc vào hàm lượng trí tuệ trong hàng hóa hay dịch vụ, như  Singapore và các nước Bắc Âu. Quốc gia có hàng hóa với hàm lượng trí tuệ càng cao thì sức mạnh cạnh tranh càng mạnh mẽ . Vũ khí với những viên đạn không hạn chế cự ly lại được định vị chính xác bằng vệ tinh thì không kẻ thù nào dám xâm phạm độc lập và chủ quyền của đất nước.

Học thuyết đấu tranh giai cấp hình thành từ giữa thế kỹ 19, khi nền sản xuất dựa chủ yếu vào Tài nguyên sức lao động. Nhà tư bản tìm kiếm lợi nhuận chủ yếu từ cường độ lao động và thời gian lao động của người công nhân. Hai yếu tố trên khi tăng khiến cho con người tin rằng giai cấp công nhân sẽ là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.Đó là cách nhận thức giản đơn theo phương pháp mắt thấy, tai nghe. Nhưng với phương pháp luận theo lớp của I. Kant, ta thấy theo thời gian tỷ lệ Tài nguyên trí tuệ trong hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng dần. Lượng đổi thì chất đổi nên làm thay đổi bản chất mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và nhà tư bản. Nhà tư bản sử dụng các phát minh mới, công nghệ hiện đại thu lợi nhuận ngày càng nhiều và thừa chi phí  trả cho người công nhân để họ gắn bó suốt đời với nhà tư bản. Học thuyết 3 Tài nguyên đã chỉ ra sự thay đổi không thể ngăn cản được của loài người khi hành trình đến văn minh.

Học thuyết 1 Tài nguyên sức lao động đã hình thành  học thuyết đấu tranh giai cấp và cho rằng  nhà tư bản, địa chủ giàu có là ăn cắp lao động của người khác và việc lấy lại tài sản của họ là chính nghĩa và hợp với đạo đức. Sự chiếm đoạt và ăn cắp lao động của người khác là có thật trong thời sơ khai khi trí tuệ còn kém phát triển. Còn thời đại chúng ta đang sống hôm nay là thời đại trí tuệ. Sự nhận thức lạc hậu, bảo thủ  là nguyên nhân sâu xa sự tha hóa của xã hội Việt Nam hôm nay.

Xét về tâm lý, khát vọng của người nô lệ không được giáo dục và thiếu tự tin nên  ngồi ở đâu  họ cũng tìm ra ông chủ cúa mình, họ chỉ mong ông chủ thương mình và khi có cơ hội thì họ sẽ trở thành ông chủ của đám nô lệ khác.Với những người được giáo dục thì họ chọn sự tự do để  được làm việc theo quy định của Hiến pháp của quốc gia  và  quy ước đạo đức của cộng đồng, đồng thời họ mong những người khác cũng được tự do như chính họ. Tư duy của kẻ nô lệ là nguyên nhân chính tạo ra sự chia rẽ và mất đoàn kết trong  xã hội Việt Nam.

Từ thế kỹ thứ 18, nhà triết học I. Kant người Đức đã chỉ rõ sẽ không có chiến tranh xâm lược khi người lính trực tiếp cầm súng được quyền chọn lựa giữa chiến tranh xâm lược hay hòa bình. Chiến tranh xâm lược chỉ hình thành từ các nhà nước độc tài. Mục đích của chiến tranh xâm lược thời hiện đại không chỉ vì tài nguyên thiên nhiên hay vì vị trí địa chính trị mà còn vì nhà độc tài muốn chuyển nguyên nhân thất bại trong điều hành kinh tế trong quốc gia sang các nước láng giềng hay thế lực thù địch nào đó. Cuộc chiến tranh thời hiện đại còn mang bóng dáng của sự trừng phạt hay trả thù lẩn nhau. Nhưng dù với mọi lý do, nạn nhân trước hết là những con người lương thiện không gây oán thù. Chiến tranh chống xâm lược luôn luôn là cuộc chiến tranh tự vệ và đòi hỏi sự hy sinh vô cùng nặng nề không chỉ vật chất mà tốn rất nhiều xương máu. Để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia, mọi mối quan hệ giữa người trong nước và  người nước ngoài cần công khai và minh bạch. Đây là bài học cốt lõi và luôn luôn phải trả bằng rất nhiều xương máu cho tất cả các quốc gia.  Để có chiếc ghế độc tài, nhà độc tài luôn  tìm cách chiếm đoạt danh, nhờ đó có chức quyền để thỏa mãn nhu cầu vật chất, tình dục và cả sự trả thù. Trong chế độ độc tài , văn hóa xu nịnh luôn luôn trở thành văn hóa phổ quát trong xã hội. Văn hóa xu nịnh tạo ra tầng lớp bất tài vô dụng như các quan trong chuyện “Bộ quần áo mới của hoàng đế ”. Chính sách của các nhà độc tài thường chỉ là cái bánh vẽ hoặc chiếc bánh với phần lớn là của nhóm thân hữu , còn nhân dân chỉ nhận được những mẩu bánh vụn rơi vãi còn lại.

Liên hiệp  quốc muốn thế giới hòa bình,  cần yêu cầu các quốc gia thành viên phải chọn nền “Cộng hòa thực sự”. Mọi nền “Cộng hòa hình thức”  đều dẩn đến chiến tranh. Vì ở nền “Cộng hòa thực sự “ các chiến lợi phẩm trong chiến tranh phải chia đều nên không ai muốn mình là kẻ gây ra chiến tranh.

Từ triết học nhận thức bản chất tiến hóa của xã hội loài người nên  các tiêu chí của hệ giá trị cũng phải  phù hợp và đồng hành với quá trình tiến hóa đến văn minh như sau :

  1. Quốc gia :

Giá trị cơ bản của một quốc gia đó là nền “Cộng hòa” như Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2/9/1945 cùng Hiến pháp 1946. Quyền lực phải từ lá phiếu. Quyền lực có được bằng bạo lực tất yếu phải dùng bạo lực để duy trì. Quyền lực có từ bạo lực tất yếu dẩn đến độc tài và  tham nhũng. Quyền lực có được từ tiền tất yếu phải tham nhũng để hoàn vốn.

Khi được phép góp ý kiến Hiến pháp 2013, tác giả đề xuất một nền Cộng hòa cần có Tứ quyền phân lập : Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp và Tin pháp. Tin pháp là hệ thống thông tin công khai và minh bạch.

Hình  2  :Sơ đồ mô hình của nền Cộng hòa lý tưởng :

  1. Xã hội :

Các nhà triết gia Socrate và Platon người Hy Lạp từ 500 năm trước Công nguyên cho rằng trên đời này chỉ có ba vật đáng giá, đó là” Công bằng. Mỹ thuật và Chân lý”. Công bằng là sự bình đẵng giữa người và người. Mỹ thuật là cái đẹp mà con người luôn luôn hướng đến. Cái đẹp không chỉ hình thức mà từ tâm hồn cao thượng. Chân lý là quy luật của khoa học tự nhiên hay quy luật của khoa học xã hội. Quy luật trong khoa học tự nhiên là chiếc máy chạy được trong tự nhiên theo thiết kế. Quy luật trong khoa học xã hội thường cần rất nhiều thời gian để xác định đúng hay sai.  Tư tưởng “Bằng -Mỹ- Chân ”trên khi đến phương Đông đã bị xã hội phong kiến đổi  thành “Chân -Thiện- Mỹ”. Các chế độ độc tài và phong kiến sợ nhất là sự Công bằng. Việt Nam nay đối mặt với nền kinh tế thị trường nên “Công bằng” luôn luôn là nền tảng để có một thị trường ổn định và bền vững, vì vậy chúng ta cần điều chỉnh “ Chân -Thiện -Mỹ” thành “Chân -Bằng -Mỹ”. Đó là sự chọn lọc có điều chỉnh từ tinh hoa của quá khứ.

Từ quan điểm trên, mọi công dân cần được “Công bằng” trong y tế, giáo dục, tiếp cận các Tài nguyên thiên nhiên, vốn cũng như nghĩa vụ thuế. Nhà nước dùng thuế để điều tiết giúp những người khiếm khuyết hay không may mắn trong nền kinh tế thị trường.

 

  1. Giáo dục :

Cần dạy  trẻ ba  thứ :

Đối với chính mình : Phải tự tin vượt qua về sức khỏe, kỹ năng và  trí tuệ.

Đối với người khác : Biết yêu thương và khoan dung.

Đối với môi trường sống : Biết giữ ổn định và bền vững.

Hình 3 :  Tam giác khai trí cho học sinh

  1. Văn hóa :

Phát triển tinh hoa dân tộc, tiếp nhận tinh hoa các dân tộc khác.

Các truyền thống tốt cần phát triển. Hạn chế các tập quán có khiếm khuyết.

Thận trọng khi tiếp nhận tinh hoa các quốc giá khác.

 

  1. Gia đình :

Gia đình là tế bào của xã hội.

Những người lương thiện là không vi phạm luật pháp và đạo đức trong quá trình sản xuất hay làm dịch vụ và trao đổi công khai, minh bạch hàng hóa hay dịch vụ để kiếm sống.

Người lương thiện biết giúp đở người khác là người tử tế.

Người tử tế dám giúp cộng đồng vượt qua khó khăn, nguy hiểm là người anh hùng.

Hình 4 : Mô hình sự tiến hóa ở hành vi từ hoang dã đến văn minh

 

  1. Cá nhân :

Giá trị lớn nhất của kiếp người là di sản lao động của cuộc đời được người khác tiếp nhận và sử dụng để tạo ra hạnh phúc!

Đó có thể là  ngôi nhà,  chiếc cầu, con đường, mảnh ruộng đã được cải tạo, một món ăn ngon, bức tranh, bài thơ, bản nhạc, tác phẩm văn học, sáng kiến nhỏ …hay phát minh khoa học lớn.

Không ít người được ghép gan nên sống sót và nhớ mãi  GS Tôn Thất Tùng.

Sống giữa đất Sài Gòn xưa yên bình không gió bão, khí hậu ôn hòa mà nhớ đến công lao khai phá của nhà Nguyễn.

Nhớ mùa thu năm xưa những người nông dân miền Nam cầm tầm vông đi đánh giặc.

Nếu thật sự yêu đất nước này, thành phố này, hảy chọn “Cống hiến và khoan dung “, tránh xa thói quen hoang dã “Chiếm đoạt và trả thù”.

Hảy nuôi khát vọng “Cống hiến” từ thuở niên thiếu, đừng ngũ quên, để đến tuổi già phải thao thức vì đã phí một kiếp được cha mẹ cho làm người.