Từ triết học nhận thức cuộc chiến tranh xâm lược của Nga tại Ucraina – KS. Doãn Mạnh Dũng
Đa cực thời hoang dã là bạo lực, đa cực thời văn minh là cạnh tranh bằng hàng hóa và dịch vụ
Quan sát những con thú trong hoang dã, mỗi cá thế hoàn toàn được tự do tự đi tìm kiếm thức ăn, giữ gìn hang động hay tổ ấm của mình và chúng cũng hoàn toàn tự do ăn thịt nhau và chiếm đoạt nơi trú ẩn của đồng loại. Loài người nhờ có trí khôn nên tạo ra tiếng nói, chữ viết, hình thành nên xã hội loài người. Vì lợi ích, từng cá nhân, quốc gia, dân tộc … mà con người phải đối đầu với nhau bằng bạo lực. Càng văn minh, con người càng xa dần các hành vi xấu như lừa đảo, trộm, cướp… được gọi là hành vi chiếm đoạt, đồng thời ngày càng có nhiều hành vi văn minh đóng góp cho cộng đồng xã hội loài người được gọi là sự cống hiến.
Thế giới văn minh đã dạy con người biết rằng, để sản xuất hàng hóa và tạo ra dịch vụ, con người cẩn ba Tài nguyên : Tài nguyên sức lao động, Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ. Theo thứ tự trên, Tài nguyên sau đem nhiều lợi nhuận hơn Tài nguyên trước. Hiện nay con người đã bước vào thời đại trí tuệ nhân tạo. Các quốc gia muốn trở thành cường quốc đều phải biết đưa trí tuệ vào hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, chiếc điện thoại thông minh giúp con người tiếp cận với con người cho rất nhiều mục tiêu : trao đổi hàng hóa, dịch vu; thanh toán, khám sức khỏe, cứu hộ … Hệ thống vũ khí đã đạt đến đỉnh cao. Từ tên lữa đến bom được định vị chính xác hoàn toàn có thể thay đổi cục diện chiến trường với lượng vũ khí ít nhất nhưng hiệu quả nhất.
Tổng thống Putin có cơ hội lảnh đạo nước Nga trong 23 năm với những gia tài vĩ đại thừa hưởng từ Liên Bang Xô Viết về diện tích, tài nguyên, khoa học kỹ thuật và sức mạnh quân sự. Rất tiếc Tổng thống Putin đã chọn hành trình bán tài nguyên làm chiến lược chính của đất nước mà không khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng để cạnh tranh. Vì vậy chỉ những kẻ có quyền lực quản lý tài nguyên thì trở nên giàu có rất nhanh và mua bất động sản ở các nước châu Âu. Còn người dân thì rơi vào bẩy thu nhập thấp, thiếu việc làm nên phải sống trong nghèo nàn, lạc hậu và mặc cảm. Chính sự nghèo khó đó đã giúp hồi sinh tư duy phục hồi chế độ bao cấp và bạo lực thời Liên Xô. Nếu Tổng thống Putin là một nhà triết học thì ông sẽ hiểu nhanh và đưa nước Nga hội nhập với toàn thế giới. Nhưng với tập quán của một người công an nên Putin cho rằng sự đói nghèo là từ sự đối xử không công bằng của Mỹ, NATO với nước Nga và ông cần ra tay trước. Đây là nguyên nhân của hành vi phát động “chiến dịch quân sự” của Tổng thống Putin ngày 24/2/2022 tấn công toàn diện vào Ucraina – một thành viên của Liên Hiệp Quốc. Sau 10 tháng, cuộc chiến tranh đã gây ra cái chết cho quân Nga trên 100 ngàn người. Với tỷ lệ người dân bị xâm lược luôn luôn chết nhiều hơn kẻ xâm lược thì không dưới nữa triệu người Ucraina và Nga bị chết và thương vong trong cuộc chiến tại Ucraina hiện nay.Vì vậy hành vi tìm đa cực bằng bạo lực của Putin khó có thể nhận được sự tha thứ của nhân loại văn minh.
Chế độ độc tài là nguyên nhân của chiến tranh xâm lược
Từ 427 năm trước Công nguyên, Socrate đã đề xuất nền Cộng hòa. Đó là là nền quản trị đất nước bởi những con người được chọn lựa từ những lá phiếu. Đến thế kỹ thứ 18, nhà triết học Immanuel Kant- người Đức- đã chỉ rõ nguyên nhân các cuộc chiến tranh xâm lược :
“Khi những người phải chiến đấu có quyền định đoạt giữa chiến tranh và hòa bình, thì lịch sử sẽ không còn viết bằng máu nữa “( Trg 242- Câu chuyện triết học – Will Durant – Cty sách Thời đại và NXB Hồng Đức- 2014).
Với các nước dân chủ, chiến lợi phẩm từ chiến tranh xâm lược đều phải chia đều nên không ai muốn gây ra chiến tranh. Từ nhận thức trên, chế độ độc tài luôn luôn là nguồn gốc chính tạo ra các cuộc chiến tranh xâm lược.
Để thực hiện chế độ độc tài, các chính trị gia thường tìm cách thay đổi Hiến pháp để duy trì thời gian cầm quyền. Giải pháp giản đơn biểu thị chế độ độc tài là các chính trị gia tìm cách đưa người của nhóm mình vào quản lý quân đội và công an. Họ cần quân đội và công an bảo vệ họ và nhóm họ hơn là bảo vệ Hiến pháp, chủ quyền và trật tự trong xã hộ. Đây là lý do để hiểu ở các nước độc tài, dù trong hòa bình nhưng có xu hướng nhiều tướng hơn thời chiến tranh. Nhưng đỉnh cao của sự độc tài, đó là bí mật tổ chức lực lượng quân sự riêng của chính trị gia. Đội quân tư nhân Wagner của Tổng thống Putin xuất hiện trong chiến tranh ở Ucraina tự nó đã diển đạt đầy đủ về chế độ độc tài tại nước Nga. Vì vậy ở nước Nga không có một nền Cộng hòa dù đang có Hạ viện và Thượng viện đầy đủ. Chính chế độ độc tài ở nước Nga đã tạo ra chiến tranh xâm lược Ucraina. Trong chế độ độc tài, văn hóa xu nịnh luôn luôn trở thành văn hóa chính thống. Vì vậy các quan chức thật sự luôn luôn thiếu năng lực và kẻ độc tài không thể biết được sự thật về sức mạnh của quốc gia. Đó là nguyên nhân kế hoạch chiến tranh ở Ucraina chỉ trong 3 ngày nhưng đã kéo dài quá 10 tháng và hiện nay chưa có lối thoát.
Bom đạn chỉ tạo thêm kẻ thù
Nga và Ucraina là những quốc gia có ngôn ngữ gần nhau. Người lính Nga có thể nói chuyện được với người dân Ucraina. Trong 100 năm qua, Ucraina là lực lượng xung kích trong Liên Xô chống phương Tây. Trước khi Nga tấn công Ucraina, Mỹ đã nhiều lần cảnh báo Ucraina nhưng chính quyền và đa số người dân Ucraina không tin kể cả Việt kiều sống tại Ucraina.
Ngày 24/2/2022 Nga tấn công toàn diện vào Ucraina. Cả nước Ucraina đều bất ngờ. Có người cho rằng NATO hèn nhát không giúp Ucraina ngay từ phút ban đầu. Người phương Tây rất hiểu triết học. Họ đợi bom đạn Nga đào đủ sâu lòng căm thù của dân Ucraina. Chỉ khi Tổng thống Zelensky tuyên bố không cần xe đón đi di tản mà cần vũ khí chống quân xâm lược Nga thì NATO mới bắt đầu quan tâm. Cách hổ trợ Ucraina của NATO như cung cấp lữa cho một nồi nước, cho nó ấm dần nhưng rất chậm để luộc chú ếch Nga rất khỏe mạnh nhưng kêu căng ngũ quên trong đáy nồi. Tháng 9/2022, sau 7 tháng chiến tranh, chú ếch Nga vẩn tự tin tổ chức xác nhập 4 vùng của Ucraina vào nước Nga dù chưa chiếm được trọn vẹn. Hành vi này của Nga thách thức không chỉ người Ucraina mà cả thế giới nên đã khóa lại hoàn toàn bước lùi của Nga trong cuộc chiến. Việc giữ các vùng đất sáp nhập vào Nga ngày càng khó, khát vọng giữ được Crưm cho lực lượng hải quân Nga ngày càng xa vời. Với sự hổ trợ của cả thế giới, chiến tranh đang tiến đến trung tâm hải quân của Nga.
Từ xa xưa, nhà triết gia Platon nói rằng : “Khi triết gia trở thành quốc vương và quốc vương trở thành triết gia thì các tệ đoan của xã hội sẽ chấm dứt”.
Hoang dã không thể chống lại xu thế văn minh
Nền tảng sức mạnh mà Tổng thống Putin tin tưởng trong cuộc chiến tranh xâm lược Ucraina không chỉ là quân đội Nga được trang bị vũ khí hiện đại mà cả kho bom hạt nhân khổng lồ mà Nga đang sở hữu. Chiến tranh hạt nhân là không có kẻ thắng, người bại. Vì vậy Putin và các tỷ phú Nga sẽ sống ở đâu nêu gây ra chiến tranh hạt nhân dù là bom hạt nhân chiến thuật. Càng dùng bom hạt nhân đe dọa, Putin càng cô độc và loài người càng quyết tâm ủng hộ Ucraina. Trung quốc thẵng thừng phản đối sự đe dọa hạt nhân của Nga.
Thế giới đã bước vào giai đoạn trí tuệ nhân tạo. Càng văn minh con người càng biết tự trọng. Con người hiểu rằng kiếp người rất ngắn ngủi. Cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi hàng hóa hay dịch vụ do mình lao động sáng tạo, được người khác sử dụng để đi tìm hạnh phúc. Tư duy chiếm đoạt để có danh, quyền lực, vật chất , tình dục hay để trả thù là hoang dã. Tư duy cống hiến cho sự tiến bộ của cộng đồng là tư duy văn minh. Với kẻ nô lệ là ngồi đâu cũng tìm thấy ông chủ của mình và khát vọng trở thành ông chủ nô của những kẻ ngu dốt khác. Còn với người yêu tự do là không chỉ mong muốn chính mình được tự do và mong muốn người khác cũng được tự do như chính mình. Đó là triết học nhận thức sự tiến hóa. Vì vậy, chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều người phản đối cuộc chiến tranh Nga xâm lược Ucraina và ủng hộ Ucraina bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Xu hướng văn minh giúp giảm dần những đầu óc tăm tối của kẻ nô lệ. Ngày càng nhiều người đã vượt qua chính mình để trở thành người tự do, tập trung học tập, lao động và sáng tạo để xứng đáng với công cha nghĩa mẹ./.