Sông Vàm Cỏ – chiếc máy lọc phù sa- chống sa bồi luồng tàu biển vào cảng Sài Gòn.
Cảng Sài Gòn là cảng sông tự nhiên nằm sâu trong nội địa có thể tiếp nhận tàu 30.000 tấn. Đó là mơ ước của nhiều nước trên thế giới. Vậy tại sao Cảng Sài Gòn có luồng tàu ổn định và sâu? Nam bộ có hai hệ thống sông : hệ sông Cửu Long và hệ sông Đồng Nai. Hai nhánh chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu bắt nguồn từ dải Hy Mã Lạp Sơn, nước nhiều phù sa , nhất là về mùa lũ. Hệ sông Đồng Nai ngắn, nước trong . Cảng Sài Gòn nằm trên chi lưu sông Sài Gòn của hệ sông Đồng Nai.Từ khi hình thành các hồ đầu nguồn : Trị An , Dầu Tiếng, Thác Mơ thì nước hạ lưu sông Đồng Nai càng trong hơn. Nguyên lý bỏ dòng chính dùng dòng phụ đưa tàu vào cảng. Dòng sông chính hình thành sớm, nên cửa dòng chính rộng, nhiều trầm tích. Sự di chuyển của dòng chính phức tạpkhó kiểm soát vì phụ thuộc vào các dòng chảy từ sông ra biển, thủy triều, gió,hải lưu, sóng. Với con tàu cửa luồng vào cảng mang nhiều rủi ro nhất.Vì ngay sau khi mắc cạn tại cửa luồng, lúc triều xuống cùng với sóng gió, nước rút kéo theo cát dưới thân sẽ gây biến dạng thân tàu và thậm chí làm gãy đôi tàu, bịt luôn luồng tàu.Dòng chính rộng, tốc đọ dòng chảy chậm nên hiện tượng bồi lắng thường xuất hiện ngay cửa sông hoặc trong luồng. Dòng sông phụ thường hình thành sau dòng sông chính nên trầm tích cửa sông ít, bề rộng dòng chảy hẹp nên tốc độ dòng chảy cao gây xói tạo độ sâu luồng và đẩy sa bồi ra xa cửa luồng.Vì vậy dòng phụ thường sâu hơn và ổn định hơn dòng chính. Sông Vàm Cỏ là chiếc máy lọc phù sa bảo vệ luồng sông Lòng Tàu Các cảng sông trên thế giới thường phải đối phó với tình trạng luồng bị cạn. Nhưng luồng vào cảng Sài Gòn rất ổn định. Đó chính là nhờ sông Vàm Cỏ. Vàm Cỏ đông và Vàm Cỏ Tây đã cách ly hai lưu vực sông Củu Long và sông Đồng Nai.Phù sa từ sông Tiền chảy qua các đồng lúa và kênh rạch đựoc chi lưu Vàm Cỏ Tây đón nhận. Số phù sa sót lại khi qua Vàm Cỏ Tây thì gặp Vàm Cỏ Đông . Dòng nước Vàm Cỏ Đông luôn luôn trong hơn và chảy chậm hơn dòng nước Vàm Cỏ Tây. Hệ sông Củu Long nối với hệ sông Đồng Nai bằng kênh huyết mạch Chợ Gạo ở hạ lưu. Tất cả phù sa từ hệ sông Cửu Long qua hệ sông Đồng Nai được đưa ra cửa sông Soài Rạp. Với góc độ chống sa bồi, Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông trở thành hai chiếc máy thiên nhiên lọc phù sa, thực hiện nhiệm vụ lọc thô tại sông Vàm Cỏ Tây và lọc tinh tại sông Vàm Cỏ Đông . Thực tế luồng sông Lòng Tàu tuy không nạo vét nhưng luôn luôn sâu hơn luồng sông Soài Rạp trên 1 m nước. Kế hoạch nạo vét sông Soài Rạp Theo sách”” Các dự án xây dựng Cảng và đường thủy Việt Nam đến năm 2010”” do nhà xuất bản Thống kê phát hành năm 1996, tại trang 45, Dự án Nạo vét sông Soài Rạp được đưa vào kế hoạch quốc gia với “nguồn vốn giai đoạn 1 cần 160 triệu USD bao gồm vốn ngân sách vàvốn FDI”. Mục tiêu nhằm “tạo ra một luồng tàu mới, an tòan hải trình ngắn cho các tàu có trọng tải 100.000 tấn ra vào tp Hồ Chí Minh ”. Mục đích trên thật đáng trân trọng vì đó là mơ ước của mọi ngườivà đặc biệt đối với người dân Tp Hồ Chí Minh. Nhưng tính khoa học của dự án có những điều cần phải bàn thêm. Khi nạo vét sông Soài Rạp, dòng chảy sẽ tập trung sang dòng sông chính. Vì dòng chính quá rộng, tốc độ dòng chảy sẽ giảm lớn so với tại dòng phụ. Với trạng thái thủy triều lớn như Vũng Tãue đưa những “điểm giáp nước” ( nơi dòng chảy đứng hay có tốc độ bằng 0) vào sâu trong sông Soài Rạp.Những “điểm giáp nước” là nơi có tốc độ lắng động sa bồi cao nhất. Hơn nữa do yêu cầu phát triển giao thông thủy cũng như yêu cầu chuyên một phần lũ về Vàm Cỏ Tây nên một lượng nước đáng kể chứa phù sa từ sông Tiền sẽ thóat ra biển Đông bằng sông Soài Rạp. Đó là nguồn cung ứng sa bồi không thể không tính đến đối với cửa sông Soài Rạp. Còn sông Lòng Tàu vì giảm lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy giảm cũng đưa “” điểm giáp nước “” vào cửa luồng và trong luồng. Đấy là chưa tính đến phải mở rộng độ ngang dòng sông Sài Gòn tại bến Mỹ Cảnh để loại tàu 100.000 tấn quay trở đồng thời với việc nạo vét tòan bộ sông Sài Gòn đi đôi với nâng cấp các cầu cảng và bờ kè để chống lại sạt lở …Rồi đối với nông nghiệp vấn đề nhiểm mặn sẽ ra sao ? Bài học đắp đập Đình Vũ-Hải Phòng Nguyên lý hình thành luồng vào cảng Hải Phòng hòan tòan giống luồng vào cảng Sai Gòn. Pháp đã tổ chức đào kênh Đình Vũ để đưa tàu qua cửa Nam Triệu vào cảng Hải Phòng mà không dùng dòng chính sông Cấm. Đầu thập niên 1980 người ta đã đắp đập Đình Vũ, xóa dòng chính sông Cấm và biến dòng phụ Nam Triệu thành dòng chính. Trạng thái cạn nhanh của luồng chính Nam Triệu sau khi đắp đập Đình Vũ đã làm đình đốn nền kinh tế Hải Phòng trong hơn mười năm qua.Đầu xuân Mậu Dần, trong cuộc họp đồng hương Hải Phòng tại dinh Thông Nhất, ông Trần Huy Năng- Chủ tịch UBND Tp Hải PHòng đã cho biết: Một kế hoạch mới mở luồng phụ Lạch Huyện- Cái Tráp. Kế hoach trên nếu thực hiện, chẳng qua trở lại nguyên lý : bỏ dòng chính dùng dòng phụ để đưa tàu vào cảng của các thế hệ trước. Nâng cao năng lực sông Lòng Tàu Như vậy với dự án vét sông Soài Rạp sẽ tạo ran guy cơ sa lầy ở dòng sông chính và chắc chắn làm mất luôn luồng sông Lòng Tàu. Trước mắt , để nâng cao năng lực sông Lòng Tàu , thiết nghĩ cần quan tâm các vấn đề như sau : – Vì thủy triều Vũng Tàu là bán nhật triều nên từng bước thực hiện đưa tàu lên xuống vào cả hai ky triều. Có nghĩa là không chỉ đưa tàu ban ngay mà cả ban đêm. Việc này đang được thực hiện và được các chủ tàu và các nhà xuất nhập khẩu hoan nghênh. – Điều độ tàu qua sông Lòng Tàu hợp lý, buộc các tàu có mớn nước thấp di chuyển ngoài giờ cao điểm. – Nên sớm đưa vào chương trình khảo sát và chỉnh trị hai điểm hạn chế nhất của luồng sông Lòng Tàu: điểm cạn tại Đá Hàn giới hạn -8,4 m và điểm cua gấp 800 tại mũi Lest. – Yêu cầu giữ tốc độ chạy tàu hợp lý để tránh tai nạn hàng hải và đặc biệt tránh tạo ra sóng lớn gây lở bờ , làm cạn luồng. Các nước thường quy định tốc độ tàu chạy trong luồng là 8 hải lý /giờ. Thực tế có tàu chạy 11 hải lý/giờ trên sông Lòng Tàu. Bài học đắp đập Đình Vũ –Hải Phòng đang nóng bỏng, chúng ta không thể không cân nhắc đến dự án vét sông Soài Rạp thay đổi luồng tàu biển vào cảng Sài Gòn KS Doãn Mạnh Dũng ( Bài đã dăng trên báo KHPT số 773 ngày 27-2-1998) Ghi chú khi gửi bài nay lên mạng : Tác giả đề xuất nạo vét sông Soài Rạp cũng là tác giả đề xuất xây dựng cảng Kỳ Hà với mô hình kèm theo là Khu Kinh tế mở Chu Lai.Chính sách và tiền của đã đổ vào không thiếu cho mục tiêu của tác giả.Nhưng kết quả của Dự án gần như mọi người ngại nhắc đến.