Báo cáo phản biện “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Phong –tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030”
Đây là dự án mang tính chiến lược đối với ngành hàng hải Việt Nam.Dự án sử dụng nguồn tài nguyên về địa lý để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Dự án không chỉ có ý nghĩa tài chính mà còn có ý nghĩa quốc tế hóa Biển Đông bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán với vùng biển theo quy định Luật Biển 1982 của Liên hiệp Quốc.
III. Quan điểm của tư vấn Hà lan .
Cty tư vấn Royal Haskoning – Hà Lan được mời viết phản biện về cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong.
Tài liệu hòan thành 7-2005 .
Bắt đầu trích :
Báo cáo Cuối cùng – Trang 37
“ Theo quan diểm của chúng tôi,các điều kiện sau cùng cần thiết cho sự thành công của một Cảng Trung chuyển Quôc tế :
1.Khối lượng vận tải (số lượng côngtennơ )lớn. Trừ những trường hợp đặc biệt, nói chung việc phát triển cảng TCQT đòi hỏi phải có khối lượng lớn thương mại địa phương và khả năng thu hút hàng hóa mạnh.
2.Vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ với các tuyến đuờng vận tải chính.
3.Vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ với các cảng trung chuyển khác.
4.Nhiều vị trí quốc tế thích hợp để phát triển các cảng vệ tinh.Tốt nhất là có một mạng lưới cảng vệ tínhảng dàng để có thể phục vụ cả cảng mới.
5.Các điều kiện tốt về khả năng tiếp cận cảng ( ra vào dể dàng,độ sâu thích hợp, không bị tắt nghẽn)
6.Các điều kiện tự nhiên tốtcho việc xây dựng cảng, có khả năng mở rộng.
7.Cơ sở hạn tầng nội địa tốt ( đường bộ,đường sắt,mạng lưới thông tin liên lạc,v.v).
8.Hiệu suất bốc dở hàng hóa và các dịch vụ hàng hải cao.
9.Cơ chế giá cả /chi phí có tính cạnh tranh.
10.Vị trí và phương tiện cho phép các hảng vận tải biển lớn phục vụ hiệu quả hơn cho khu vực mục tiêu.
11.Sự hổ trợ của các hảng vận tải biển lớn.
12.Quy chế và hệ thống thuế quan ưu đãi. Tốt nhất là bản thân cảng có quy chế của Khu vực mậu dịch tự do.
13.Tốt nhất là có một Khu vực Tự do cho khu chế xuất và /hoặc khu công nghiệp, kho bãi, phân phối.
Không nhất thiết là phải thỏa mãn cùng lúc tất cả các điều kiện trên, co thể có những trường hợp đặt biệt áp dụng cho những địa điểm đặc biệt.
Báo cáo Nghiên cứu Quy hoạch Chi tiết đã chưa đề cập tới một số nội dung trên, và các tài liệu tham khảo cũng thấy đề cập đến. Chúng tôi co thể kết luận rằng đối với cảng Vân Phong , những điều kiện sau đây đã được thảo mãn:
2.Vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ với các tuyến đuờng vận tải chính.
5.Các điều kiện tốt về khả năng tiếp cận cảng ( ra vào dể dàng,độ sâu thích hợp, không bị tắt nghẽn)
6.Các điều kiện tự nhiên tốtcho việc xây dựng cảng, có khả năng mở rộng.
Nếu có những biện pháp thích hợp, những vấn đề sau đây sẽ có thể được đáp ứng:
1.Thương mại trong nước dồi dào và khả năng thu hút hàng hóa trung chuyển tốt.Lưu ý điều này liên quan tới các họat động thương mại phát sinh trong lảnh thổ Việt Nam và rất quan trong đối với khả năng thành công của cảng. Việc phát triển thương mại có thể không chắc chắn bằng. Việc này phụ thuộc vào các yếu tố khác đã liệt kê ở trên.
7. Cơ sở hạn tầng nội địa tốt ( đường bộ,đường sắt,mạng lưới thông tin liên lạc,v.v).
8.Hiệu suất bốc dở hàng hóa và các dịch vụ hàng hải cao.
9.Cơ chế giá cả /chi phí có tính cạnh tranh.
12. Quy chế và hệ thống thuế quan ưu đãi. Tốt nhất là bản thân cảng có quy chế của Khu vực mậu dịch tự do.
13.Tốt nhất là có một Khu vực Tự do cho khu chế xuất và /hoặc khu công nghiệp, kho bãi, phân phối.
Chúng tôi lo ngại những vấn đề sau đây chưa đáp ứng được :
3. Vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ với các cảng trung chuyển khác.
4. Nhiều vị trí quốc tế thích hợp để phát triển các cảng vệ tinh.Tốt nhất là có một mạng lưới cảng vệ tính để có thể phục vụ cả cảng mới.
10.Vị trí và phương tiện cho phép các hảng vận tải biển lớn phục vụ hiệu quả hơn cho khu vực mục tiêu.
11.Sự hổ trợ của các hảng vận tải biển lớn.”
Trang 38. hết trích.
Người Việt Nam nên nhớ rằng để có 13 điều lưu ý của tư vấn Royal Haskoning – Hà Lan chúng ta đã chi 200.000 USD cho những lời khuyên trên.
IV Những vấn đề lớn mà chúng ta chưa làm hoặc đang làm nhưng chưa có kết quả.
1.Chưa có chiến lược phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển trong cả nước để có hiệu quả về lợi nhuận và xã hội tối ưu.
2. Chưa có quy hoach chi tiết về Kiến trúc và Xây dựng đô thị Vân Phong và đô thị vệ tinh nên chưa thể thực sự khởi động xây dựng khu kinh tế Vân Phong.
3.Chưa có kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt và bộ lên Tây Nguyên để tạo chân hàng từ Tây Nguyên về cảng Vân Phong.
4.Chưa tính đến nối tuyến từ cảng Vân Phong với Stungtơreng( Kampuchia), Bắc xế (Lào), Ubon ( Thai Lan)- Bangkok nên chưa thu hút cộng đồng quốc tế vào dự án khu kinh tế Vân Phong.
4./Chưa tính đến Khu vực mậu dịch tự do nên chưa đủ sức hấp dẩn và lòng tin của các nhà đầu tư.
V. Quan điểm về quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong
Như ý kiến của tư vấn Hà lan nói :
“Trừ những trường hợp đặc biệt, nói chung việc phát triển cảng TCQT đòi hỏi phải có khối lượng lớn thương mại địa phương và khả năng thu hút hàng hóa mạnh.”
Vì vậy việc Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong trước hết là xác định các đô thị vệ tinh sẽ sản xuất và gia công sản phẩm gì để tăng khối lượng lớn thương mại địa phương ?
Loại sản phẩm ?
Nguồn nguyên liệu từ đâu ?
Khả năng giải quyết về môi trường ?
Trên cơ sở nhu cầu về sản xuất để định vị nơi sản xuất, nơi xử lý tác động môi trường, nơi ở cho dân cư, nhu cầu điện, nước, nhu cầu vận chuyển…
Đó là một bản quy hoạch định hướng phải đạt được.
Đặc biệt với miền Trung Việt Nam cần có chiến lược đô thị gắn với cảng biển. Cảng biển giúp hạ giá vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm để giúp người dân miền Trung chủ động được trong sản xuất và làm dịch vụ.Vì vậy việc hoach định quy hoach đô thị ở miền Trung cần chỉ rõ mục tiêu sản xuất và làm dịch vụ của đô thị. Đây là nền tảng để có sự ổn định lâu dài trong hoạch định quy hoạch đô thị cho miền Trung.
VI. Đánh giá về báo cáo “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Phong –tỉnh Khánh Hòa đến năm 2011”.
6.1 Hiện trạng môi trường cảng và bến tàu (Tg 34)
-Cảng Phú Hội, Vạn Ninh có thể tiếp nhận tàu 10 tấn , 100 chiếc /ngày.
-Cảng Chào Tai, Vạn Giả có thể tiếp nhận tàu 8 tấn , 80 chiếc ngày.
-Cảng Vạn Lương , Đầm Môn với tàu 8 tấn có sức chứa 50 chiếc/ ngày.
-Cảng cát ở Đầm Môn , tiếp nhận tàu 3 vạn tấn.
-Cảng chuyển tải dầu ở cửa vịnh Vân Phong
Ý kiến phản biện :
a-Cần nêu các yếu tố có thể cải tạo và trọng tải tàu lớn nhất có thể vào từng khu vực trong vịnh Vân Phong.
b- Cần nêu đuợc mô hình và hay nguyên tắc di chuyển của tàu thuyền trong khu vực vịnh Vân Phong.
6.2 Hiện trạng và môi trường bùn đáy và trầm tích ( Tg 37)
Chỉ quan sát tình trạng hóa học hóa học môi trường trầm tích khu vực Nhà máy HVS. Không chỉ rõ kết cấu trầm tích bùn đáy các khu vực có thể phát triển cảng để đưa ra mô hình loại kết cấu cho cầu cảng loại nào là thích hợp : kết cấu cọc hay bến thùng chìm ? Đây là một yêu cầu rất quan trong trong hoạch định quy hoạnh cảng.
6.3 Hiện trạng và môi trường cấp nuớc ( Tg 31)
Nhà máy nước Ninh Hòa : 5.000 m3/ngàyđêm.
Nhà máy nước Vạn giả : 4.000 m3 /ngày đêm.
Trang 116 :
Dự tính , tổng dung tích các hồ theo thiết kế là : 333.000 m3. Nhu cầu dự báo KKT Vân Phong là 204.500 m3 ( 2030) như vậy là thừa nước !
Ý kiến phản biện :
Nước được tính theo dung tích chứa của các hồ, nhưng với những năm khô hạn thì chắc chắn không đũ nước trữ vào hồ và hệ số năng lực cung ứng nước lại biến động theo mùa.
Kinh nghiệm, thành phố Nha Trang và Đà Nẵng khi nước triều cao, khô hạn thì thiếu nước. Các sông khu vực vịnh Vân Phong nhỏ hơn sông Cái Nha Trang.
Cảng Trung chuyển Singapore thường xuyên có 700 tàu biển. Mổi tàu có nhu cầu 100 -300 m3 nước thì lượng nước cấp cho tàu đã là 70.000- 210.000 m3.
Như vậy việc tính tóan nước chỉ tính từ nguồn tại Khánh Hòa là sai lầm cơ bản trong hoạch định nước cung ứng cho khu kinh tế Vân Phong.
6.4 Mô hình khu cảng Đầm Môn(Tg74)
Việc di chuyển giữa các bến công-ten-nơ cần liên thông nên bõ khu vực chia cắt tại góc Đầm Môn. Đưa khu vực này thành hệ thống bãi chính sau cảng.
6.5 Chống khả năng ô nhiểm do nước đọng tại khu vực cảng du lịch Tu Bông
Nên mở đường ống ngầm thông nước từ khu vực bờ cảng du lich Tu Bông đến phía bắc đèo Cổ Mã. Giải pháp này khắc phục nước tù vùng Tu Bông.
8.6 Tình trạng đùn cát, cát bay nên việc đề xuất xây dựng dảy cây rộng 100m là đề xuất tốt. Chúng ta cần đưa ra mô hình sử dụng cát dư thừa khu vực này hàng năm vừa giải quyết môi trường vừa có nguồn thu.
6.7 Hoạch định Nhà máy lọc dầu va tổng kho dầu khu vực vịnh Vân Phong.
Ngoài khu vực Hòn Mỹ Giang nên để dành khu vực tây nam Hòn Lớn – khu vực đang chuyển tải dầu làm khu vực dự trữ cho Nhà máy lọc dầu, tổng kho dầu sau này. Không nên xây dựng các công trình du lịch khu vực nầy.
6.8 Nguyên nhân cảng Hòn Khói bị sóng gió khi có gió mùa lớn , Nhà máy HVS bị sóng lớn khi gió mùa đông bắc hay khi áp thấp là độ rộng cửa vào phía nam của vịnh Vân Phong quá rộng. Vì vậy khi có điều kiện thuận lợi cần tính đến việc xây dựng đê chắn sóng phía nam theo hướng bắc nam từ mũi cực nam của đảo Hòn Lớn.
6.9 Hoạch định trung tâm đô thị ( Tg 74)
Theo trang 74 thì “phát triển khu trung tâm đô thị và dịch vụ tiếp giáp với bãi biển phía Đông Bắc của bán đảo” khu vực Hòn Ngang.
Nên cân nhắc lại quan điểm này. Với ý kiến cá nhân thì trung tâm đô thị là phía nam Mũi đôi , nhìn ra hướng đông.
6.10 Các cảng đều tập trung Bắc Vân Phong và Nam Vân Phong (tg 92)
Bắc Vân Phong : 1060 ha, Nam Vân Phong 1705 ha.
Ta biết Bắc Vân Phong là khu vực Trung chuyển công-ten-nơ.
Nam Vân Phong có nguồn hàng là dâu xuất nhập tổng kho Mỹ Giang. Ngoài ra sẽ có các nguồn hàng nào khác ?
Các khu vực khác nên có chiến lược nhận nguyên liệu và gia công xuất đi.
6.11 Khu bắc Tu Bông ( Tg 77)
Một trong nhiệm vụ chính quan trọng khu vực này là ga chính xe lữa. Vậy bố cục ga xe lữa ở đâu. Mối quan hệ giữa không gian ga xe lữa và hệ thống cảng du lịch theo mô hình “phím đàn’?
Báo cao chưa nêu vấn đề này .
VII. Kiến nghị
Việc xây dựng cảng Trung chuyển Quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng với kinh tế của cả nước nói chung và miền Trung nói riêng.Đặc biệt việc xây dựng thành công cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong sẽ là giải pháp thực tiển quốc tế hóa Biển Đông và vô hiệu hóa đường “lưỡi bò” của Trung Quốc. Đây là việc chưa có tiền lệ trong lịch sử Việt Nam. Chúng ta tiến hành trong điều kiện nền kinh tế Vịêt Nam đang gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh quốc tế về Biển Đông lại vô cùng gay gắt.
Trong hòan cảnh trên, Chính phủ trước hết là Chính quyền địa phương tỉnh Khánh Hòa hảy là nơi tập trung hiền tài trong và ngoài nước với nhiều chuyên gia các lỉnh vực khác nhau để có thể đưa ra những bước đi hợp lý nhất.
VIII Kết luận
Bản Quy hoach chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong lần nầy tuy có nhiều cố gắng phân tích các tiềm năng của địa phương nhưng vẩn chưa đưa ra đối tượng sản phẩm hay dịch vụ, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ cho các vùng không gian kinh tế.
Bản Quy hoạch phải đồng bộ với chiến lược kinh tế cả nước, kinh tế vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên , mô hình Khu thương mại tự do tại Bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn thì mới có ý nghĩa trong thực tiển.