Chuyên gia Bỉ:tiếp tục với luồng Định an
Hiện đang có một dự án rất lớn được triển khai bằng vốn trái phiếu chính phủ ,nhưng nếu thiết kế khả thi (?) và có vốn thì chắc cũng phải sau 2015 mới thông tàu. Đây là dự án mở luồng qua kênh quan chánh Bố (bao gồm cả việc đào mới 19 km), lúc đầu dự kiến khoảng 1-2000 tỷ đồng, nay chắc là phải trên 6000tỷ (khoãng trên 300 triệu USD). Tiến độ ban đầu cũng đặt ra xong vào 2010.Lưu ý là tại Cần thơ đã xây xong bến cho tàu 2 vạn DWT năm 2010 nhưng hiện chưa có luồng cho tàu vào. Anh Dũng nên thông tin thêm cho mọi người về dự án này, còn rất nhiều băn khoăn về độ khả thi của thiết kế , tổng vốn, cũng như tính bền vững của dự án này.
Năm 2000, khi tôi cùng 1 cán bộ Bộ GTVT dự lớp tập huấn ” Về thiết kế mới trong hệ thống cảng biển” tại Bỉ, Viện thuỷ lực học Antwep có giới thiệu về “nghiên cứu tác động sa bồi ở khu vực Cái Mép- Thị vải’ mà họ đang làm tại Việt nam. Tôi có hỏi về việc mở luồng cho tàu biển lớn vào ĐBSCL, họ có nêu ý tưởng về việc tiếp tục với luồng Định an và có giới thiệu một công ty thiết kế hàng đàu của Mỹ , đã làm thành công dự án tương tự cho khu vực cảng Los Angeles những năm đầu thế kỹ XX.
Năm 2002- khi làm Giám đốc Ban Quản lý dự án Hàng hải I, tiếp quản dự án nghiên cứu sa bồi Cái Mép-Thị vải, làm việc với chuyên gia Bỉ và công ty thiết kế Mỹ -khi hỏi lại vấn đề luồng Định an, tôi lĩnh hội được giải pháp “nửa cứng” mà họ đã làm ở Los Angeles. Ở cửa Định an , nếu nạo vét được khoảng 9 km từ cửa vào là đến đoạn luồng ổn định sâu 9-14m, thừa khả năng đón tàu trên 2 vạn DWT ra vào. Vấn đề là, nếu cứ làm như lâu nay, mỗi năm dùng 2-30 tỷ đồng, nạo vét vài ba km cửa vào,rồi lại đổ ngay cạnh đó thì chỉ 2-3 tuần sau, một chảo nước lớn ngoài cửa giao động sẽ mang bùn cát trở lại vị trí cũ là điều quá dễ hiểu, còn nếu làm kè cứng, đê chắn cát sẽ rất tốn kém( nhưng chắc cũng không hơn 300 triệu USD đâu). Giải pháp “nửa cứng” là việc dùng cừ thép của Mỹ làm kè ở cửa vào, đóng rộng 300m , sau đó nạo vét đổ sang hai bên (nạo vét tim luồng 9-10m, có giữ mái ta-luy cho chân kè), sau 10 năm có thể đóng kè cừ sắt lần 2 rộng 200m. Dự kiến ở mức chi 50 triệu USD, tuổi thọ dự án đạt trên 50 năm.Quan trọng nhất là hoàn toàn khả thi cho các dự án BOT,BT.Hãy so sánh với dự án đang làm với chi phí lớn hơn 300 triệu USD,thời gian xây dựng 7-8 năm, chưa biết có khai thác được không ?
Khi điều hành dự án xây dựng bến cho tàu 2 vạn DWT Cái Cui (Cần thơ), tôi biết có nhiều doanh nghiệp vẫn đề xuất mở luồng Định an(BOT,BT),mặc dù khi đó dự án kênh Quan chánh Bố đã khởi công. Bến 2 vạn DWT Cái Cui đã xong 9/2010,nhưng chắc phải chờ trên 5 năm, sau 2015 mới có luồng cho tàu vào.
Tôi không có nhiều thông tin về dự án luồng Trần Đề, nhưng nếu chỉ với khoảng 30 triệu USD, xây dưng chỉ 3-4 tháng ,có tính bền vững cao, làm BOT, thì tại sao không ủng hộ cả hai tay. anh Dũng có thể giới thiệu sâu thêm, cả kỹ thuật ,cả khả năng hợp tác đầu tư để mọi người phối hợp.
Trân trọng.
Ks.NGUYỄN TRƯỜNG SƠN,
UV BCH Hội Cảng, Đường thuỷ, Thềm lục địa VN.