BIÊN BẢN BUỔI TỌA ĐÀM KHOA HỌC” GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CẢNG CỬA NGÕ TRẦN ĐỀ CHO ĐBSCL”

Đoàn Chủ tịch:

GS. TS Nguyễn Ngọc Giao: Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TP.HCM

PGS.TS Lê Kế Lâm: Chủ tịch Hội Biển TP.HCM

NGƯT. PGS.TS. Nguyễn Văn Thư: Hiệu trưởng trường Đại học GTVT TP.HCM

Thuyền trưởng Ông Ngô Lực Tải : Phó Chủ tịch Hội Biển TP.HCM

Thành phần khách mời:

Ông Dương Quốc Xuân: Phó trưởng BCĐ Tây Nam Bộ

Ông Lâm Hùng Kiện: Quản Lý các Khu CN tỉnh Sóc Trăng

Mr. Tan Jia Hann: Đại diện Royal Haskoning DHV

Một số khách mời là các chuyên gia của Liên hiệp Hội, Hội Biển TP.HCM, Cán bộ, giảng viên của trường Đại học GTVT TP.HCM

Ngoài ra, có đại diện một số tờ báo: Tạp chí Việt Nam Logistics Review – Hiệp hội Logistics VN, Báo Infonet, Báo Người Lao Động, VTC14.

NỘI DUNG BUỔI TỌA ĐÀM:

NGƯT.PGS.TS. Nguyễn Hữu Khương: Phó hiệu trưởng trường Đại học GTVT TP.HCM Giới thiệu thành phần khách mời và tuyên bố lý do buổi tọa đàm.

GS. TS Nguyễn Ngọc Giao: Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TP.HCM đại diện Liên Hiệp Hội có đôi lời phát biểu.

KS. Doãn Mạnh Dũng trình bày nội dung báo cáo.

Khách mời tham luận về nội dung báo cáo.

NỘI DUNG CHI TIẾT Tuyên bố lý do buổi tọa đàm: Vấn đề đường thủy nội địa là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Tổ chức cảng cửa ngõ Trần Đề cho vùng ĐBSCL để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa khu vực Nam Bộ. Đó là lý do buổi tọa đàm hôm nay.

+ GS. TS Nguyễn Ngọc Giao có đôi lời phát biểu:

-Đấu tranh cho quyền lợi Biển Đông

-Phát triển đường thủy nội địa, phát triển hệ thống cảng ĐBSCL

-Chính quyền đưa ra quyết định có đầu tư hay không khi có ý kiến của các nhà khoa học

-Cảng Trần Đề là vấn đề nóng bỏng, cần được quan tâm.

+KS. Doãn Mạnh Dũng trình bày nội dung báo cáo (có file PDF đi kèm)

Khách mời tham luận:

+Mr. Tan Jia Hann (người Singapore): Đại diện Royal Haskoning DHV

-Là một kỹ sư các công trình bờ biển, là người chuyên trách liên kết để phát triển dự án cảng Trần Đề.

-Dự án là một ý tưởng sáng tạo và đổi mới, ý tưởng này nhằm mục đích giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.Bằng cách tuân theo tự nhiên, chúng ta có thể tiết kiệm một khoản rất lớn liên quan đến chi phí nạo vét trong quá trình xây dựng và bảo

-Cảng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao đời sống cho người dân Tây Nam Bộ, tăng cường hoạt động kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài.

+Ông Lê Quang: Hội Trắc địa Bản đồ TP. HCM – Công ty TNHH Khảo sát Thủy Đạc

-Tâm đắc với giải pháp tạo đê cát là biện pháp hiệu quả nhất để duy trì độ sâu luồng tàu vào cửa ngõ Trần Đề.

-Đồng tình với lý thuyết cũng như cái nghiên cứu sâu của ông Dũng.

-Nếu Nhà nước đầu tư và thành công thì có thể phát triển cho luồng vào cửa Bồ Đề tỉnh Cà Mau.

-Giải pháp đê cát chắn dòng chảy ngang luồng tàu, tạo dòng chủ lưu dọc theo trục tuyến luồng nạo vét, là một giải pháp thích hợp nhất cần phát triển theo hướng này.

+TS. Trương Đình Hiển: Viện Vật lý Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ VN

-Rất hoan nghênh những người có nhiệt huyết phát triển kinh tế biển Việt Nam. -Đề nghị Hội Biển nên xin Nhà nướctạo điều kiện cấp kinh phí cho ông Dũng nghiên cứu thêm về vấn đề này.

-Góp ý thêm: Phải tính cho được vector phù sa & hệ số sa bồi.

+TS. Vũ Văn Vĩnh: Hội Địa chất TP. HCM

– Đê cát trên biển miền Trung hoàn toàn khác với đê cát những dòng khác.

-Cảng Trần Đề có 2 cửa, trục vươn ra phía biển, như vậy lượng bồi rất mạnh. Nếu chúng ta nạo vét mà chúng ta chỉ tính vật liệu cửa sông Hàm Luông mang ra thì mà quên mất vật liệu từ nạo vét đưa tới. Nếu chúng ta không tính được chu kỳ của xói thì không thể nạo vét hết được. Chúng ta phải giải được bài toán về bồi tụ.

-Bài toán thứ 2: Nếu chúng ta nạo vét để tận dụng thì vấn đề xảy ra là dòng bờ kênh Gành Hào Cà Mau bị xoắn ốc, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. -Trước khi dự án tiền khả thi phải nghiên cứu tổng thể trước, tổng thể chi phí đầu tư. -Đề xuất cần có 1 con kênh nối thông từ sông Hậu qua sông Tiền, giống như kênh chợ Gạo nối về TP. HCM. Điểm nối ở chỗ nào đó là vấn đề của dự án, do đó ở ĐBSCL chúng ta chỉ tập trung nạo vét ở cửa Soài Rạp. Sông Hậu và song Tiền có sự biến động về động lực rất lớn nên sự xói mòn diễn ra rất mạnh. Nếu ta xây dựng được một con kênh thông sông Hậu, thông sông Tiền, thông cửa Soài Rạp thì sẽ rất tuyệt vời. Nó giải quyết
được rất nhiều điểm cho vùng ĐBSCL.

-Việc tổ chức cảng cửa ngõ TĐ vào thời điểm hiện tại tính khả thi rất thấp vì vậy cần nghiên cứu đề án tổng thể có nên xây dựng một con kênh như trên không.

-Theo tôi, về mặt địa chất sông Tiền, sông Hậu, sông Soài Rạp thì việc xây dựng con kênh trên là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.

+TS. Nguyễn Triều: Hội quy hoạch và phát triển TP. HCM

-Tôi đánh giá cao sự nhiệt tình nghiên cứu của anh Dũng

-Tôi có 3 vấn đề: Tính thị trường quy hoạch của Cảng, về mặt kỹ thuật và về mặt kinh tế của Cảng.

-Khi tổ chức Cảng cần phải tính toán khu vực thu hút của Cảng, tức một khu vực cụ thể nào đó, chứ không thể nói chung cho vùng ĐBSCL.

-Tôi nghe ý kiến của anh Hiển và anh Vĩnh, tôi nhận thấy vấn đề kỹ thuật của Cảng rất khó khăn. Sự hình thành các bãi cát như ở miền Trung mà các anh đã nói, phải chăng đây là lớp bồi tụ để kéo đất liền ngày càng ra biển. Cho nên tôi thống nhất với ý kiến của anh Hiển, cần phải có sự nghiên cứu cho các vấn đề kỹ thuật này.

-Khi hệ thống kỹ thuật đảm bảo thì chắc chắn việc tổ chức Cảng sẽ được giải quyết. Đề nghị kết nối bờ sông để giảm chi phí vận tải đường thủy thay vì cứ loay hoay việc tổ chức Cảng.

+TS. Hoàng Văn Huân: Viện kỹ thuật biển – Viện Khoa học Thủy Lợi VN

-Hoan nghênh cuộc tọa đàm hôm nay, mong rằng có nhiều buổi tọa đàm như thế này nữa.

-Cần làm rõ cơ chế xói bồi vùng cửa sông ven biển Trần Đề -Kiến nghị Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Khoa học Công nghệ cho nghiên cứu một đề tài cấp Nhà nước để làm rõ cơ sở khoa học mở tuyến luồng Trần Đề. -Từ kết quả NCKH trên là cơ sở cho các bước tiếp theo Quy hoạch – Tiền khả thi – Lập dự án – Xây dựng công trình.

+TS. Lê Kinh Vĩnh: Trường Đại Học Giao thông vận tải TP.HCM

-Đây là một ý tưởng tốt, mang tính cấp thiết

-KS Doãn Mạnh Dũng là 1 người đam mê khoa học, nghiên cứu khoa học bằng nguồn tài chính của bản thân. Đây có thể nói là sự dấn thân cho KHCN.

-Với ý tưởng này trước hết cần có luận chứng kinh tế kỹ thuật bài bản thì tính khả thi mới cao.

-Cần bổ sung hạng mục công việc đánh giá tác động của các công trình sau dự án.

-Ý tưởng này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nên trong buổi tọa đàm này cần có sự hiện diện của các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực nhưng tôi nhận thấy sự thiếu vắng của các nhà khoa học chuyên ngành kinh tế khai thác vận tải đường thủy. -Đây là 1 đề án với quy mô lớn, vì vậy cần hình thành nhóm nghiên cứu và đề ra nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể.

+Ông Dương Quốc Xuân: Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ

-Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ là cơ quan trực thuộc Bộ Chính Trị và Thủ tướng Chính phủ, giúp cho Bộ Chính Trị và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các kế hoạch về kinh tế xã hội khu vực ĐBSCL.

-Rất vui mừng, ủng hộ, cám ơn các nhà khoa học đã có công đầu tư nghiên cứu để giúp cho ĐBSCL có điều kiện thêm về mặt hạ tầng kỹ thuật để phát triển.

-Đất nước ta với 63 tỉnh thành, gồm 3 ban: Ban Tây bắc, ban Tây nguyên và ban Tây Nam Bộ. Trong đó, ban Tây Nam bộ chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh quốc phòng nhưng vấn đề này không phải là vần đề nổi bật mà vấn đề kinh tế xã hội mới là vấn đề quan trọng và được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề kinh tế xã hội cũng gặp rất nhiều khó khăn vì vậy chưa cải thiện được đời sống người dân. Đây thực sự là vấn đề nhức nhối cho những người thuộc cấp quản lý như chúng tôi. Theo tôi nghĩ, nguyên nhân ở đây là giao thông.

-Năm 2012. Bô GTVT ra quyết định về phê duyệt GTVT khu vực ĐBSCL đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó có đặt ra 1 vấn đề là trong nhóm cảng chiến lược có nghiên cứu 1 cảng ngoài khơi tỉnh Sóc Trăng nhằm thu hút xử lý hàng hóa khu vực bán đảo Cà Mau chứ không phải cho tất cả 13 tỉnh ĐBSCL. Nói đến điều này để chúng ta thấy rằng Chính phủ rất hoan nghênh các dự án nghiên cứu về cảng biển khu vực này. Chính vì vậy, các ý kiến của các đại biểu nêu ra chúng tôi sẽ tiếp thu và cùng nghiên cứu.

-Chúng tôi sẽ trình lên Chính phủ các dự án về GTT và hệ thống cảng bến. Thực hiện theo hướng quy hoạch của Bô GTVT

+Ông Doãn Mạnh Dũng:

-Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các nhà khoa học. Tôi xin nói thêm, công trình nghiên cứu của tôi gửi qua các nước Hà Lan, Singapore thì được các nhà khoa học nước bạn đánh giá cao. Do đó tôi tin tưởng tôi đang đi đúng hướng.

-Tất cả đều phải có những bước đi từ từ, cần phải có thời gian.

-Xin cảm ơn Ban Tây Nam bộ đã quan tâm, hỗ trợ. Bên phía Hà Lan đã rất sẵn sàng, chỉ đợi kinh phí từ chính phủ Hà Lan để triển khai chi tiết. Xin cảm ơn ban tổ chức và các nhà khoa học đã giúp đỡ.

GS. TS Nguyễn Ngọc Giao phát biểu, đưa ra ý kiến tổng kết:

Sự hưởng ứng của các nhà khoa học đối với ý tưởng của KS. Dũng là rất lớn, các ý kiến góp ý đều rất hay. Tôi nhất trí với ý tưởng của KS. Dũng là bước đầu và rất hoan nghênh tinh thần của KS.Dũng, gần như nghiên cứu 1 mình nhưng như vậy cũng không tốt. Tôi mong muốn phải có 1 nhóm nghiên cứu chính quy, đăng ký với các cơ quan quản lý. Đây là vần đề đa lĩnh vực cho nên phải tính toán kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến đề tài. Tôi cho rằng đây là thành công bước đầu, tôi kêu gọi các nhà khoa học cùng chung tay phát triển ý tưởng này. Còn có rất nhiều nhà khoa học muốn phát biểu nhưng thời gian có hạn nên các nhà khoa học có thể lien hệ trực tiếp với KS. Dũng.
Xin chân thành cảm ơn!

Ban chấp hành Hội Biển TP. HCM 

(đã ký)
Thư ký

Lê Hoài Linh