Tôn trọng bản quyền trí tuệ là nền tảng để phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.
Với xu thế của xã hội như vậy, lấy đâu ra người ngồi nghiên cứu ! Vì vậy, tôi cho rằng điều quan trọng nhất của xã hội Việt Nam là cần xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học. Hảy khuyến khích mọi người nghiên cứu khoa học và phải trả chi phí khi sử dụng kết quả lao động của người khác. Muốn vậy vấn đề cốt lõi là phải tôn trọng bản quyền trí tuệ của người nghiên cứu.
Với giới trí thức, sự thành công trong nghiên cứu quan trọng hơn đồng tiền. Vì tìm ra chân lý trong khoa học là mục tiêu gắn với cuộc đời của người trí thức. Nhưng không có tiền thì không thể nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu không chỉ tốn tiền và quan trọng hơn là mất thời gian- đó là mất cơ hội kiếm tiền trong các chương trình khác. Vì vậy việc tôn trọng bản quyền là nền tảng quan trọng nhất để giới trí thức có thể tồn tại bằng nghiên cứu khoa học.
Ví dụ 1:
Để nghiên cứu vịnh Vân Phong, riêng việc đi lại đã chiếm rất nhiều tiền của trong nhiều năm. Thời đó chưa có đường bộ nối đèo Cổ Mã với Đầm Môn. Một chuyến thuê đò từ Vạn Giả đi Đầm Môn năm 1994 mất 1 triệu đồng, chiếm 1/2 tháng lương của một chuyên viên cao cấp và cả một ngày từ sáng sớm đến chiều tối.Chưa kể chi phí lưu trú và đi lại từ Tp HCM ra Nha Trang, Vạn Giả. Sau nhiều năm nghiên cứu, tài liệu đăng ký bản quyền được Cục Bản quyền tác giả cấp ngày 30/5/1997 ghi rõ : “Tổng kho dầu : Vị trí đề nghị chọn là phía Đông Nhà máy đóng và sửa chữa tàu ( Phía Bắc thôn Ninh yến ) cùng với bảng vẽ :Tổng kho dầu nằm trên hòn Mỹ Giang”
Sau này đại gia Petrolimex coi trí tuệ nghiên cứu khoa học của người khác như ô-xy trong không khí và lấy hòn Mỹ Giang làm tổng kho dầu lớn nhất Việt Nam để hợp tác và chia lợi cùng với nước ngoài. Các đại gia nước ngoài cũng hưởng lợi từ lao động trí tuệ của người trí thức Việt Nam. Hy vọng Petrolimex hảy chứng minh rằng Petrolimex đã nghiên cứu và đề xuất sử dụng hòn Mỹ Giang trước ngày 30/5/1997- ngày mà KS Doãn Mạnh Dũng được cấp Giấy chứng nhận bản quyền. Qua ví dụ này, ta thấy xã hội Việt Nam chỉ bảo vệ quyền lợi các đại gia trong và nước.
Hình : Mô hình Bố cục Tổng thể cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong được cấp Bản quyền ngày 30/5/19997- Vị trí Tổng khi dầu định vị tại Hòn Mỹ Giang
Ví dụ 2 :
Khi dự án cảng Vân Phong được Chính phủ chấp nhận, thì Bộ GTVT lại chỉ định một Công ty tư vấn độc quyền của Bộ làm tư vấn xây dựng cảng Vân Phong, dù rằng trước đó chính Công ty ty trên đã từng có văn bản phản đối Dự án cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong. Hậu quả cả nước đã thấy. Đáng lẽ phải xây cảng bằng bến thùng chìm, Công ty tư vấn trên lại chọn giải pháp đóng cọc vì mối quan hệ với các đơn vị có máy đóng cọc. Hậu quả cọc không đóng được ở vịnh Vân Phong. Dự án tan. Nhà nước Việt Nam gánh nợ.
Ví dụ 3 :
Cách đây vài năm,báo Dân trí đã trao giải “Nhân tài đất Việt ” cho những người có học hàm học vị cao ngất ngưỡng về “Chuyển lũ ra vịnh Thái Lan” và chính “Nhân tài đất Việt ” thừa nhận là đã nhận tài liệu của KS Doãn Mạnh Dũng. Đó là minh chứng cho một xã hội chỉ tôn trọng học hàm, học vị mà không cần quan tâm ai đã sở hữu Giấy chứng nhận bản quyền trí tuệ.
Có lẽ không cần minh họa thêm, nhưng cần phải thẵng thắn rằng, muốn xã hội Việt Nam thoát khỏi bẩy “thu nhập bình quân” thì việc đưa chất xám vào hàng hóa hay dịch vụ là con đường tất yếu. Muốn vậy bản quyền trí tuệ cần được tôn trọng.
KS. Doãn Mạnh Dũng