Bài học về vai trò đường sắt trong chiến tranh ở Ucraina !
Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào vùng biên giới phía Bắc Việt Nam ngày 17/ 2/1979, Việt Nam phải sử dụng đường hàng không để di chuyển quân từ Nam ra Bắc. Việt Nam là một nước nghèo, việc sử dụng đường hàng không di chuyển quân và khí tài là rất khó khăn.
Trong chiến tranh tại Ucraina hiện nay, đường sắt được sử dụng chuyên chở xe tăng, pháo tự hành và các thiết bị quân sự.
Hiện Chính quyền Việt Nam đang lên kế hoạch xây dựng đường sắt Bắc Nam khổ 1435 mm , dài 1545 km.
Nếu chọn đường tốc độ 200 km/h, đường sắt Bắc Nam vừa có thể chở công-ten-nơ và hành khách trong hòa bình. Hành khách chỉ mất 8 giờ có thể đi từ Tp HCM đến Hà Nội và ngược lại. Khi có chiến tranh , đường sắt Bắc Nam có thể chuyên chở pháo tự hành bắn xa 300 km để kiểm soát toàn bộ biển Đông và cũng chở được xe tăng và các loại hỏa tiển.
Nếu chọn đường sắt tốc độ 300 km/h, đường sắt chỉ có thể chở hành khách mà không thể chở công-ten-nơ hay pháo tự hành. Như vậy vấn đề an ninh quốc gia của Việt Nam đã bị tước đoạt khi hoạch định xây dựng đường sắt Bắc – Nam.
Nhiều thông tin trên in-tơ-nét nói rằng : Nhật sẽ giúp Việt Nam xây dựng đường sắt có tốc độ 300 km/h.
Tác giả khuyên Chính phủ Nhật nên giúp Việt Nam xây dựng đường sẳt với tốc độ 200 km/h, vì tuyến đường sắt dạng này sẽ rất hữu ích khi Việt Nam phối hợp với Nhật bảo vệ sự tự do hàng hải trên Biển Đông. Đó là hành động thiết thực để tưởng nhớ và tiếp tục hành trình theo khát vọng của cựu Thủ tướng Abe ShinZo.
KS Doãn Mạnh Dũng