Dạy làm người lương thiện để xã hội ổn định – KS. Doãn Mạnh Dũng

Dạy làm người lương thiện để xã hội ổn định – KS. Doãn Mạnh Dũng

Loài người nhờ trí khôn nên từ bõ cuộc sống đơn độc trong hoang dã và chấp nhận sống trong cộng đồng xã hội loài người. Vì sống trong cộng đồng sẽ an toàn, đầy đủ hơn về nhu cầu vật chất và tinh thần.

Nhưng để xã hội loài người tồn tại, từng thành viên phải có nghĩa vụ đóng góp sản phẩm cho cộng đồng. Sản phẩm mà xã hội cần là lương thực, nhà ở, áo quần, y tế , giáo dục, an ninh… được gọi là hàng hóa và dịch vụ.

Muốn tạo ra sản phẩm, con người phải sử dụng ba loại Tài nguyên : Tài nguyên sức lao động cơ bắp, Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ. Theo thứ tự trên, Tài nguyên sau đem lại nhiều lợi nhuận hơn Tài nguyên trước. Các sản phẩm khác nhau luôn luôn chứa tỷ lệ các Tài nguyên khác nhau. Hai con người khác nhau có Tài nguyên sức lao động cơ bắp khác nhau. Hai vị trí khác nhau trên trái đất có Tài nguyên thiên nhiên khác nhau. Hai con người khác nhau có Tài nguyên trí tuệ khác nhau. Vì vậy, giàu và nghèo trong xã hội là một quy luật tất yếu của tự nhiên. Xã hội càng văn minh, người gặp chuyện bất hạnh vẩn có thể vượt qua khó khăn nhờ sự điều tiết bằng thuế của Chính phủ.

Để xã hội loài người tồn tại và phát triển nhanh đến văn minh, thành viên trong xã hội được gọi là người lương thiện khi công khai, minh bạch trong quá trình tạo ra sản phẩm và trao đổi sản phẩm. Vốn trong quá trình tạo ra sản phẩm thực chất là sản phẩm được lích lũy trong quá khứ. Nói đơn giản hơn là cần công khai và minh bạch khi sử dụng Tài nguyên sức lao động, Tài nguyên thiên nhiên, Tài nguyên trí tuệ và nguồn vốn cho quá trình tạo ra sản phẩm.

Khi “người lương thiện” biết giúp đở người khác thì gọi là” người tử tế”.

Khi “người tử tế “ dám đem tài sản hay tính mạng để giúp cộng đồng vượt qua khó khăn thì đó là “người anh hùng”.

Theo định nghĩa hai chữ “lương thiện ” trong Tự điển tiếng Việt của Ủy Ban khoa học xã hội Việt Nam – Viện Ngôn ngữ học NXB Khoa học xã hội -1988 , trang 695 như sau :

“ Không làm điều gì trái pháp luật và đạo đức. Người lao động lương thiện. Làm ăn lương thiện.”

Còn hai chữ “ tử tế “ cũng trong Tự điển trên, ở trang 1108 như sau :

“ 1-  Có được tương đối đầy đủ những gì thường đòi hỏi phải có để được coi trọng. không phải sơ sài, lôi thôi hoặc thiếu đứng đắn . Đi ra đường phải ăn mặc tử tế. Lấy nhau có cưới xin tử tế. Có nhà cửa tử tế. Con nhà làm ăn tử tế.

2-Tỏ ra có lòng tốt, có sự quan tâm , coi trọng trong đối xử với nhau. Ăn ở tử tế với nhau. Được đối xử tử tế ”.

Như vậy với định nghĩa trên, người tử tế cần có cuộc sống vật chất đầy đủ và đồng thời biết giúp đở người khác. Vấn đề cốt lõi là người tử tế làm gì để có vật chất cho chính mình và giúp đở người khác ?

Xưa, những người nông dân khỏe mạnh thường gặp nhau trong các xới vật, xới võ ở các lễ hội. Khi xã hội có biến, nhờ đã quen nhau và có sức khỏe, họ nhanh chóng kết nối với nhau và thành thủ lỉnh các phong trào nổi dậy của nông dân. Quá trình cướp của nhà giàu để chia nhau, không mấy ai quan tâm đến nguồn gốc thóc gạo được chia. Vì vậy, người thủ lỉnh được tôn trọng và gọi là người tử tế.

Phải chăng, nhận thức của con người từ thực tiển trên !

Tại Tp HCM, báo Tuổi trẻ đưa tin ngày 29/12/2021 vị quan chức nọ khai trước Tòa lấy tiền “tham nhũng” đi làm từ thiện. Nhưng có lẽ điển hình của sự sa đọa là vụ án vào 5/2022 ở quận Phú Nhuận,Tp HCM, chàng trai nọ tuổi ba mươi, từng đi du học, đã nhốt và giết cha ruột – PGS-TS của một trường Đại học-  tuổi đã 70 vì cần tiền.

Tôi thật sự xúc cảm và lắng nghe nhiều lần  bài diển văn của  thầy Hiệu trưởng- trường Đại học Sư phạm lớn nhất nước- khi tiển học sinh đi dạy học, nhưng có sự khác biệt về mục tiêu dạy học sinh.

Trong giáo dục, người thầy cần dạy học sinh làm người lương thiện  chứ không phải ” Trước hết và trên hết dạy học sinh làm người tử tế “./.