Bạn chọn giải pháp điện thủy triều của Pháp hay của Việt Nam ?

Bạn chọn giải pháp điện thủy triều của Pháp hay của Việt Nam ?

 

Hiện nay một số nơi trên thế giới đã triển khai hệ thống máy phát điện sử dụng năng lượng thủy triều. Trạm năng lượng thủy triều đầu tiên được xây dựng tại sông Rhine, Pháp.

PGS.TS Nguyễn Minh Duệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học – Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đánh giá cao công nghệ điện thủy triều của Helios Gem và kế hoạch triển khai một dự án mới trong tương lai tại Việt Nam. Các thông tin theo đường link như sau :

http://gizenergy.org.vn/vn/article/djin-thy-triu-vit-nam-ti-sao-khong

Mô hình tua-bin của Helios Gem như sau :

-Công ty Helios Gem sử dụng cánh quạt theo nguyên lý truyền thống :

 

 

 

Hình sản phẩm của Công ty Helios Gem như sau :

 

Năng lượng của dòng thủy triều có đặc điểm sau :

– Đó là động năng của một khối nước đang di chuyển. Khối nước đó có chiều rộng và chiều sâu.

– Khối nước đó có hai hướng di chuyển và ngược chiều nhau.

 

Với mô hình của Helios Gem có 2 nhược điểm chính :

– Chỉ lấy được năng lượng của phần nước di chuyển qua cánh quạt. Đó là một phần rất nhỏ của khối nước di chuyển.

– Tất cả cánh quạt đều có trọng lượng của chính nó nên công suất sẽ thấp.

– Hệ thống phát điện nằm trong nước nên đòi hỏi sự kín nước và giá thành sẽ rất cao và chi phí bảo dưởng cao.

 

Còn mô hình của KS Doãn Mạnh Dũng đề xuất thử nghiệm tại hạ lưu thủy điện Trị An đã đạt sự tối ưu của các mô hình hiện nay trên thế giới. Cánh quạt theo mô hình “Trống quay” là một hình trụ 

bên ngoài có gờ đặt lực cho dòng chảy. Bên trông có độ rổng thích hợp để trống lơ lững trong nước. Hình trụ được che nứa theo trục. Lực do dòng chảy của nước tạo ra mô men quay trống. Trục quay vuông góc với mặt nước, máy phát điện đặt phía trên mặt nước. Một mô-đun có 2 trống quay. Cả 2 trống quay sẽ kéo một máy phát điện. 

Với dòng chảy có tốc độ 1m/s, sử dụng độ sâu 2,5m , trống quay có đường kính 2 m, sâu 2m. Một mô đun gồm 2 trống quay với các điều kiện như trên  sẽ là  một máy phát điện có công suất tối thiểu 14 KW. 

 

 

 

– Ta thấy , mỗi trống quay có thể liên kết tăng chiều sâu nên mô hình từng mô đun có thể lấy hết động năng dòng chảy theo chiều sâu.

– Kết hợp nhiều mô đun như hình vẽ thành 2 lớp -chạy dọc theo chiều dòng chảy- thì mô hình có thể lấy hết động năng của dòng chảy theo chiều ngang.

– Mô hình khử được trọng lượng của cánh quạt. Vì các trống quay có độ rổng thích hợp nên chỉ nổi lơ lững trong nước.

– Hệ thống phát điện không nằm trong nước nên giá thành thấp và chi phí bảo dưỡng cực thấp.

– Hệ thống hoạt động khi dòng triều lên và xuống cả 2 chiều.

Với mô hình trên, bất cứ người thợ cơ khí lành nghề nào cũng đều có thể chế tạo máy phát điện.

Vấn đề còn lại là Nhà nước Việt Nam cần cho phép về tính pháp lý ở  địa điểm hạ lưu thủy điện Trị An để thực hiện thí nghiệm nếu muốn chiếc máy phát điện bằng dòng hải lưu đầu tiên trên thế giới xuất hiện tại Việt Nam. 

 Hy vọng sự đóng góp của Việt Nam cho chương trình điện thủy triều là thiết thực và bản quyền của Việt Nam được tôn trọng.

 

 

KS Doãn Mạnh Dũng