Luồng Định An, Kênh Quan chánh Bố hay luồng Trần Đề
Sau chuyến đi năm 1998 , tôi công bố quan điểm của tôi trên báo Khoa học phổ thông ngày 1/5/1998 với lời tựa : Đưa tàu biển vào Cần Thơ bằng cửa Trần Đề ổn định và an toàn hơn cửa Định An.Trong bài viết đã xác đinh nguyên nhân :
” Luồng Định An phải cắt qua vùng nước xoáy mạnh giữa hai dòng chính: dòng Định An và dòng Bắc Nam. Vùng trên là những bãi cạn lớn nhỏ, các bãi cạn nhỏ sẽ di động và đó là nguồn cung ứng sa bồi đẩy vào luồng sau khi nạo vét”.
Haecon ( Bĩ) đã tiến hành nghiên cứu luồng Định An. Bài viết trên mong muốn gửi đến buổi Hội thảo lần đầu Luồng Định An tổ chức tại dinh Thống Nhất do tư vấn Bỉ – Haecon trình bày.Tại Hội thảo tôi được dự theo lời mời của Trung tâm nghiên cứu GTVT phía Nam. Tôi không được trình bày chính thức mà chỉ gặp các chuyên gia Bỉ để đưa ra quan điểm của mình.
Ngày 19/1/1999, Haecon tổ chức báo cáo cuối cùng về luồng Sông Hậu. Bộ trưởng Lê Ngọc Hòan trực tiếp đề nghị tôi tham gia Hội thảo và trình tham luận của mình. Tại Hội thảo tôi đã nộp tham luận , nhưng ông Trường Giám đốc Ban quản lý dự án gặp riêng tôi và nói để tư vấn Bĩ báo cáo và kết thúc hợp đồng, không nêu thêm vấn đề gây phức tạp làm ảnh hường đến hợp đồng.
Trong báo cáo cuối cùng của tư vấn Haecon xác định : “Luồng tàu thích hợp nhất ở sông Hậu là luồng sử dụng độ sâu tự nhiển tối ưu nhất. đó là luồng triều chính”
Còn trong tham luận của tôi đã chỉ ra nguyên nhân động của luồng Định An và đề nghị đưa luông Trần Đề vào tính tóan. Sau cuộc họp trên tôi có báo cáo bằng văn bản cho Bộ trưởng Lê Ngọc Hòan và đề nghị ba ý kiến :
– Trước mắt tạm sử dụng luồng động Định An,
– Không đầu tư nạo vét lớn luồng Định An mà nạo vét có mức độ theo hướng luồng tự nhiên.
– Khởi công nghiên cứu luông Trần Đề.
Rất tiếc, ý kiến của tôi không được quan tâm. Vì sao tôi không trình Bộ GTVT khi là Trưởng Ban cơ sở hạ tầng ?
Năm 2002 tôi được điều động ra Hà Nội “làm quan” với chức vụ Trưởng Ban Cơ sở hạ tầng thuộc Cục hàng hải. Khi đó tôi được giao nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở dữ liệu sâu hơn để thuyết phục và hoạch định cho các bước phát triển cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong. Đang làm việc thì Bộ trưởng Đào Đình Bình lên thay Bộ trưởng Lê Ngọc Hòan và đề nghị xem xét lại việc hình thành Ban cơ sở hạ tầng. Hơn nữa khi tôi trả lời về bản chất quy luật sa bồi vịnh Dung Quất với báo chí thì Bộ trưởng Đào Đình Bình đề nghị cách chức tôi.
Ông Chu Quang Thứ quyền Cục trưởng Cục hàng hải lệnh cho tôi phải tránh mặt Đào Đình Bình. Ông Đào Đình Bình lại là tổ trưởng Tổ nghiên cứu kênh Quan Chánh Bố của Chính phủ, vì vậy tôi không có cơ hội trình bài quan điểm của tôi về luồng Trần Đề với Bộ GTVT.
Gặp ông Sáu Dân .
Ngày 23/10/2006,lúc khoãng 0700h tôi nhận được điện thọai của anh Trịnh thư ký của ông Sáu Dân nói rằng ông Sáu Dân muốn gặp tôi vào cùng ngày, buổi chiều lúc 1430 tại 16 Tú Xương. Tôi nhớ, khi đó tôi ngại và trả lời ngay trên điện thọai cầm tay với anh Trịnh rằng :
-Tôi làm khoa học thì phải nói thật, mà nói thật thì mất lòng nên tôi ngại đến.
Anh Trịnh khuyên tôi cứ đến, ông Sáu Dân là người biết lắng nghe.Nghe lời khuyên của anh Trịnh tôi nhận lời. Tránh đến một mình không tiện, tôi mời ông Đại tá TS Đòan Văn Quảng cùng đi.
Lần đầu, lại được những hai giờ đối thọai quả là thú vị. Tràn ngập trong lòng tôi sau buổi trò chuyện , ông là một người yêu nước đáng kính, thông minh,đa đoan lo lắng cho dân, một con người bộc trực,tự tin,quyết đoán nhưng cũng biết khuyến khích và lắng nghe người khác. Hôm đó tôi cùng ông trao đổi nhiều vấn đề : Chuyện chuyển lũ về hướng Tây, luồng vào Cần Thơ, chuyện sử dụng Cam Ranh và Vân Phong, chuyện quy luật bồi lấp vịnh Dung Quất.Sau khi nghe tôi giải thích, ông bất ngờ trách :
-“Sao cậu không gửi thư cho tôi”.
Tôi trả lời :
-“Cháu đã viết và đăng trên báo”.
Ông phản ứng ngay :
-“Đăng trên báo thì ai xem ”
Về chuyện luồng vào Cần Thơ tôi có giải thích nguyên nhân động của luồng Định An và nói rỏ việc mở kênh Quan Chánh Bố sẽ tạo ra cửa Định An mới. Tôi không dám hỏi ông về quan điểm của ông với dự án kênh Quan Chánh Bố. Nhưng tự ông Sáu Dân ba lần nhắc rằng :
– “Tôi đến kênh Quan Chánh Bố để nghiên cứu thủy lợi chứ không tìm đường ra biển ”
Về nhà,tôi cũng không yên tâm về lời phát biểu trên của ông Sáu Dân với kênh Quan Chánh Bố nên tôi gặp ông Tư Sa (hiện đang sống tại Lê Thánh Tôn- Tp HCM ) bạn thân với chú Sáu Dân nhờ ông Tư Sa hỏi lại cho chuẩn.
Sau đó ông Tư Sa gặp tôi và khẳng định lại ông Sáu Dân cũng nói với ông Tư Sa :
-” Tôi đến Kênh Quan Chánh Bố để nghiên cứu thủy lợi chứ không tìm đường ra biển”
Như vậy quan điểm của ông Sáu Dân về kênh Quan Chánh Bố đã rõ.
Gặp Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng.
Cuối năm, 30-1-2007, khi Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng gặp các cựu quan chức Bộ GTVT chúc Tết, anh Phạm Quang Vinh nguyên vụ phó vụ Pháp chế Bộ GTVT đăng ký cho tôi đuợc gặp được gặp Bộ trưởng.Sau cuộc họp, ông Hồ Nghĩa Dũng tiếp tôi tại 35 Hàn Thuyên. Cùng tham dự có anh Phạm Quang Vinh, anh Phạm Hồng Sơn- Phó Chủ tich Chi Hội KHKT Biển Tp HCM ( nguyên Giám đốc ĐHGTVT Tp HCM , anh Ngô lực Tải- Phó Chủ tịch Chi Hội KHKT Biển Tp HCM ( nguyên Giám đốc Sở GTVT tp HCM.) Tại cuộc gặp mặt,Chi Hội KHKT Biển Tp HCM mời Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng tham dự buổi Hội thảo khoa học “Luồng tàu biển vào Cần Thơ” vào ngày 6-2-2007 tại trường Đại học GTVT tp HCM . Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nhận lời và hứa nếu bận thì cử cán bộ tham dự.
Khi đó tôi nói với Bộ trưởng rằng :
-“Nếu tôi sai, tôi xin trả lại thẻ đảng viên cộng sản cùng sổ lương hưu của tôi.”
Hội thảo Luồng Trần Đề bị ngăn chặn.
Ngày 2-2-2007 với nhiều sức ép,Chi Hội KHKT Biển Tp HCM buộc hủy “Hội thảo khoa học Luồng tàu biển vào Cần Thơ”” vào ngày 6-2-2007 dù rằng đã đăng báo và gửi thư mời.Tuy vậy thông tin hủy cuộc Hội thảo làm băn khoăn các vị lảnh đạo Nhà nước.
Bản Thông báo số 1 Ngày 1-3-2007 Hội đồng khoa học Bộ GTVT có thư mời tôi đến trình bày với Hội đồng KHCN Bộ GTVT vào ngày 8-3-2007 tại Bộ GTVT .Hội nghị có 18 đại biểu tham dự.
Vào cuộc họp, khi ông chủ tọa- PGS-TS Tống Trần Tùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng KHCN Bộ GTVT hỏi ai là người chủ dự án và đề xuất quan điểm Kênh Quan Chánh Bố thì không có ai nhận.Nhiều nhà khoa học phát biểu :
– “Dự án kênh Quan Chánh Bố 5 ăn , 5 thua.”
Tôi đã trình quan điểm của mình tại Hội nghị nhưng hội nghi đòi chi tiết hơn. Với mức độ nghiên cứu bằng tiền cá nhân thì làm sao có thể chi tiết được ? Các vị khuyên tôi sang Bộ KHCN đăng ký nghiên cứu thì được tài trợ 3 tỷ. Trong hội nghị ,bản thuyết minh của tôi ghi rõ :
-” Kênh Quan Chánh Bố sẽ tạo ra cửa Định An mới ở phía bắc “. Và” Đề xuất sử dụng cửa Trần Đề làm luồng tàu biển ra vào Cần Thơ với đê chắn sóng phía bắc “.
Sau cuộc họp , tôi nộp báo cáo của mình cho Hội đồng KHCN Bộ GTVT. Nhưng rất tiếc rằng khi làm Thông báo số 01 /TB-HĐKHCN đề ngày 16/3/2007 của Hội đồng Khoa học Công nghệ Bộ GTVT về Hội thảo ngày 8-3-2007 , PGS-TS Tống Trần Tùng ghi rằng “Toàn thể hội nghị , kể cả ông Doãn Mạnh Dũng và ông Nguyễn Hữu Phát đều thống nhất là phương án sử dụng luồng kênh Quan Chánh Bố đã được nhiều cơ quan tư vấn nghiên cứu đến nay là có độ tin cậy cao hơn cả về kỹ thuật và tán thành phương án này cần được triển khai sớm để phục vụ kinh tế xã hội các tỉnh ĐBSCL.” Sau khi nhận bản Thông báo số 01 trên qua đường bưu điện, tôi lập tức có thư đề ngày 4/4/2007 gửi PGS-TS Tống Trần Tùng phản đối và đề nghị gạch bõ đọan “kể cả ông Doãn Mạnh Dũng”.
Hội thảo 09-8-2008.
Ngày 9-8-2008 Hội tư vấn Khoa học công nghệ và Quản lý tp HCM cùng với Chi Hội KHKT Biển tp HCM đã tổ chức Hội thảo “Luồng tàu biển vào Cần Thơ”.Tham gia Hội thảo có 32 cán bộ khoa học và mọi người đều được quyền phát biểu. Hội nghị nhất trí rằng : “Đề xuất ban đầu về việc nghiên cứu mở luồng Trần Đề là đáng quan tâm và đề nghị hai Hội sớm tổ chức nghiên cứu chi tiết vấn đề này” Hội thảo 24-11-2008 Bộ GTVT và Cục hàng hải tổ chức Hội thảo về luồng Cần Thơ tại 35 Hàn Thuyên , tp HCM Khi đến Hội nghị ,Chi Hội KHKT Biển bị ngăn cấm phát tài liệu.Tôi tuyên bố :
– Không cho phát tài liệu thì sẽ ra về.
Ban tổ chức chấp nhận cho phát tài liệu và hỏi tôi trình bày bằng gì? Tôi trả lời là sử dụng bàng máy tính của tôi vì có Flash. Nhưng tại Hội nghi tôi không được mời phát biểu.Hết giờ, người điều hành cuộc họp đổ lổi tại sao tôi không đăng ký phát biểu !!!
Cần Thơ 05-12-2008. Buổi trưa 1145 đến Cần Thơ báo cáo luồng Trần Đề với Bí thư Tấn Uyên và ông Phó Chủ tịch UBND, ông Chánh văn phòng Tỉnh ủy.Nhờ có mô hình Flash mọi việc giải trình nhanh chóng. Ông Bí thư Tấn Uyên kết luận : Đề nghị đi khảo sát ngay. Ông Phó Chủ tịch nói :
-Tôi chưa bao giờ nghe giải trình một cách logic vấn đề luồng Đinh An như hôm nay.
Sóc Trăng 6/12/2008 0900 h. Tôi được trình bày luồng Trần Đề với Bí thư Tư Chiến và Chủ tịch tỉnh Tư Hiệp cùng các GD Sở thuộc tỉnh Sóc Trăng. Tôi trình bày khoảng 20 phút .Anh Năm Châu xác định vai trò Sóc Trăng với mô hình tái cấu trúc kinh tế vùng, cửa ngỏ kinh tế vùng nếu thừa nhận đề xuất luông Trần Đề. Một vị lảnh đạo Sở xác định con đê cát dọc theo luồng Trần Đề là có thật. Buổi báo cáo thu hút sự quan tâm mọi người đến tham dự.
Tp HCM 13-12-2008 .
Tôi được giới thiệu đến gặp đồng chí Trương Tấn Sang. Tôi trình bày quan điểm luồng vào Cần Thơ.Đồng chí Trương Tấn Sang nói ngay với tôi :
– Chưa chắc anh đúng .
Tôi đề nghị :
-Lảnh đạo Đảng nên cho thẩm định.
Tp HCM 05-01-2009 .
Tôi công bố công trình lý thuyết “Dòng hải lưu lạnh tầng đáy bắc nam là động lực chính bồi lấp bờ biển Đông miền Trung và Nam Bộ Việt Nam” Đây là cơ sở lý thuyết để giải thích các hiện tượng bờ biển miền Trungvà Nam bộ .Nhờ nó ta giải thích được tính động của cửa Định An,giải pháp luồng Trần Đề, sự ổn định luồng ra vào cảng Sài Gòn, sự ổn định và sâu của vịnh Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Rô cũng như cái sai về hướng của đê chắn sóng Dung Quất.Tài liệu đã gửi tặng nhiều nhà khoa học để mong nghe ý kiến phản biện.Với tài liệu này, luồng Trần Đề là sự lựa chọn tất yếu không thể bác bõ.
Hà nội 09-02-2009.
Bộ GTVT ra văn bản số 646 ngày 09-02-2009 : Bổ sung dự án luồng tàu biển vào Sông Hậu qua cửa Trần Đề vào danh mục dự án kêu gọi BOT.
Sóc Trăng 25-2-2009
Ngày 25-2-2009 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm và làm việc tại tỉnh Sóc Trăng. Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ngành Trung ương tích cực hỗ trợ Sóc Trăng một số dự án lớn như cảng nước sâu, khu kinh tế biển. Sóc Trăng 7-4-2009. Lảnh đạo Sóc Trăng tiếp Trung tâm nghiên cứu KT phía Nam . Tôi được tham gia với tư cách là cộng tác viên của Trung tâm nghiên cứu Kinh tế phía Nam.Lảnh đạo tỉnh Sóc Trăng thông báo đã khảo sát luồng Trần Đề . Chính vị Phó Chủ tịnh trực tiếp ra khảo sát và bước lên bãi cát đọan giữa luồng, phía bắc luồng Trần Đề. Bãi cát đã có độ cao vượt qua tầm mắt của ông. Sự tồn tại bãi cát dài 29.100m, có góc 30 độ so với đường kinh tuyến , có cao độ bình quân -0,971 m là sự thật không thể chống lại. Tỉnh chính thức đề nghị các tư vấn tìm đối tác thực hiện BOT cảng tổng hơp, nước sâu, có thế đón tàu 8 đến 12 vạn tấn tại cửa luồng Trần Đề. Như vậy bài toán luồng vào Cần Thơ đã kết thúc về mặt lý thuyết còn việc thực hiện thuộc về các nhà quản lý đất nước.
Sóc Trăng 10-5-2009
Hôm nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ khởi công Dự án xây dựng Dự án cơ sở hạ tầng Trung tâm điện Lực Long Phú Sóc Trăng. Đây là Dự án lớn mang tầm quốc gia, gồm 3 nhà máy là Nhà máy Điện lực Long Phú 1, 2 và 3 với tổng công suất 4.400 MW, tổng kinh phí lên tới 5 tỷ USD. Nhà máy điện chạy bằng than, đặt tại Long Phú -vùng nội thủy của luồng Trần Đề trước khi chảy ra biển. Than mua từ nước ngoài.Như vậy các nhà đầu tư đã tin rằng Sóc Trăng sẽ có cảng nước sâu và luồng Trần Đề sẽ thông tuyến.
Kiến nghị thay lời kết
Chúng tôi nghiên cứu luồng Trần Đề là giải quyết luồng hàng nông sản cho các tỉnh ĐBSCL không phải chuyển tải qua cảng Sài Gòn. Mục tiêu là tạo cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên,vốn và nhân lực ,tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu có được là tiếp nhận kinh nghiệm thất bại trong gần 30 năm qua. Rất tiếc sau khi có kết quả , nguồn tài lực của đất nước lại bị chia sẽ cho chương trình đào kênh Quan Chánh Bố và cho các mục tiêu khác. Chúng tôi đề nghị các nhà hoạch định kinh tế vĩ mô của quốc gia nên cân nhắc ưu tiên vốn mở luồng Trần Đề, cần đặc lợi ích của ĐBSCL lên trên các lợi ích khác.
Tp HCM Ngày 10-5-2009. KS Doãn Mạnh Dũng
Bổ sung :
– Anh Năm Châu người đưa tôi đến gặp ông Trương Tấn Sang mất ngày 6 tháng giêng Tết Canh Dần. Trước khi mất ông đã rất trăn trở sự việc như sau : Trong một cuộc họp ở Ban Tây Nam, khi có ý kiến nên quan tâm đến luồng Trần Đề , thì ông Nguyễn Sinh Hùng Phó Thủ Tướng , Trưởng Ban Tây Nam đã trã lời:
Mọi việc đã quyết định, Bộ GTVT chịu trách nhiệm với đề xuất của họ.
– Ngày 20/8/2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã ký Quyết định số 166/QĐ-UBND về việc Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030 với tư tưởng phát triển kinh tế biển vùng quanh trục luồng Trần Đề.
– Để chống lại dự án Luồng Trần Đề , cuối năm 2008,Hội đồng khoa học công nghệ Bộ GTVT lại làm một văn bản số 01/2007/HKHCN về Hội thảo 8/3/2007 , đề ngày 8/3/2007 gửi cho Chi Hội Khoa học kỹ thuật Biển Tp HCM ( Biên bản trước đây: Thông báo số 01 /TB-HĐKHCN đề ngày 16/3/2007 của Hội đồng Khoa học Công nghệ Bộ GTVT về Hội thảo ngày 8-3-2007) và trong văn bản ghi :
“Tuy nhiên các đại biểu cũng lưu ý ông Doãn Mạnh Dũng cần cân nhắc và thận trọng hơn trong việc gửi các ý kiến đến các vị lảnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như các cơ quan có liên quan để tránh mất thời gian, công sức của các cơ quan có chức năng và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đã phê duyệt.”
Không biết những người duyệt cảng nước sâu Dung Quất giờ có chịu trách nhiệm trước dân không ?
Như vậy một Hội nghị khoa học có hai biên bản khác nhau, cùng một người ký. Khi Hội đồng khoa học công nghệ của một Bộ còn tùy tiện , thiếu trung thực thì khoa học nước nhà sẽ về đâu ?