Cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong quá chậm vì sao ? -KS. Doãn Mạnh Dũng

Cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong quá chậm vì sao ? -KS. Doãn Mạnh Dũng

Mới đây , Bí thư tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa đã trực tiếp nghe tư vấn trình bày về cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong. Theo đại diện Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam, thời điểm này làm CTCQT là quá chậm và loại cảng này không còn phù hợp với Việt Nam, bởi không cạnh tranh được với Singapore và Hồng Kông. Phía đơn vị tư vấn cho biết sẽ có báo cáo cụ thể, chi tiết về nguyên nhân nên bỏ CTCQTVP gửi lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa xem xét, quyết định.

Cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong được đề xuất và báo cáo tại Khánh Hòa vào giữa năm 1997 trong Hội nghị Quy hoạch du lịch Vân Phong, Đại Lảnh. Mục đích của việc đề xuất là tạo việc làm cho người dân miền Trung có thể có việc làm ngay tại quê hương của chính mình và thay đổi thế cờ cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam trong khu vực.

Sau khi có đề xuất trên, từ Singapore, chuyên gia Cuba khuyên Việt Nam sử dụng tài nguyên cảng Vân Phong cho du lịch . Từ Hồng Kông có ý kiến việc làm cảng tại Vân Phong đã phá hủy cảnh quan vô cùng hiếm của thế giới trong hoạt động du lịch.

Cũng thời gian trên, ở Malaysia cảng Tan Jung Pelepas được thiết kế và khởi động xây dựng để cạnh tranh với cảng Singapore. Khi đó chính quyền Malaysia tuyên bố không cấp nước ngọt cho các tàu biển ghé vào Singapore mà buộc các tàu biển phải ghé vào cảng Tan Jung Pelepas.

Ý chí của chính quyền Malaysia đã thành công sau 20 năm và cảng Tan Jung Pelepas đã chia lại được thị trường của Singapore.

Tại Việt Nam đã thất bại !

Chính quyền Khánh Hòa từng đề nghị sử dụng vịnh Vân Phong cho luyện thép !

Để tiến ra biển lớn, không thể không có ý chí lớn.

Tôi nhớ đến ông Thái Quang Trung – là con trai của ông Tỉnh trưởng tỉnh Khánh Hòa-, thời Chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm – đến nhà tôi vào năm 2012 có giới thiệu với mọi người câu chuyện cái ly như sau :

        –   Bạn có cái ly nước. Đổ nước vào. Cho vài thứ vào và khoáy. Sau đó đợi nó lắng đọng. Chúng ta cần thứ lắng động có thể bán được nhiều tiến nhất !

 

Câu chuyện trên, dạy con người cần có trí tuệ để sử dụng loại tài nguyên tối ưu nhất và bảo vệ được môi trường tốt nhất. Tại vịnh Vân Phong, bạn có thể nuôi trồng thủy sản, tắm biển, du lịch… nhưng thứ gì để con cháu chúng ta có thể sống ổn định mà không phải lưu bạt nơi đất khách quê người ? Đó là tài nguyên cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong.

Ai chịu trách nhiệm sự chậm trể việc xây dựng cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong ?

Tôi muốn nhắn đến những người cộng sản Việt Nam nên đọc lại Thép đã tôi thế đấy để so sánh sự hy sinh của thế hệ Paven với những gì mà Tổ quốc của Paven- đất nước Ucraina- nhận được sau 100 năm ?

Các quan chức chúng ta, huân huy chương ghi công xây dựng đất nước treo đầy nhà, nhưng khó tìm được những gì cụ thể đã làm cho Tổ quốc từ năm 1975 đến nay !

Nhờ câu ngạn ngữ của nước Đức để kết bài viết ngắn này : “Khắp mọi nơi, kẻ yếu đuối đều thấy ông chủ của mình” ( Trang 104, Hợp tuyển Văn học Đức NXB Văn học 2004 ) ./.