Các bước tiếp cho vịnh Vân Phong
Một là cầu chỉ chấp nhận loại tàu 9000 teus, trong khi thế giới đã khai thác tàu 12000teus. Hai là mô hình xây dựng đượctin là sử dụng “công trình bến kiểu cọc”.
Với chuyện chọn loại cầu 9000 teus ta có thể chấp nhận vì chuyện đã lên kế hoạch rồi và có yếu tố hạn chế về tài chính của Việt Nam. Song việc chọn “công trình bến kiểu cọc ” làm nhiều người lo lắng vì cho rằng các nhà thiết kế dã không tính đến việc “nước dâng”. Với bến kiểu cọc sẽ gặp nhiều khó khăn khi nâng cao trình bến. Còn bến trọng lực kiểu thùng chìm thì thuận khi nâng cao trình và giá thành giảm khi sản xuất với số lượng lớn. Hơn nữa khu vực vịnh Vân Phong với đáy là cát thì thuận cho việc lắp ráp bến thùng chìm.
Sau khi động thổ xây dựng hai cầu cảng, chúng tôi đề nghị nên khẩn trương khai triển các chương trình sau :
Một là xin chính sách cho Khu kinh tế mở Vân Phong. Khu kinh tế này bao gồm bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn với hàng rào ngăn cách hải quan dài khoãng 300 m tại chân đèo Cổ Mã.
Khu kinh tế mở Vân Phong :
Hai là tổ chức thi thiết kế thành phố cảng Vân Phong bao gồm bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn.
Ba là mở đường bộ và đường sắt dọc theo đường 645 phía bắc Đèo Cả đi Cheo Reo- Ban Mê Thuột.Trong quy hoach hệ thống đường bộ cao tốc , chop phép nốiđwongf cao tốc từ Quy nhơn lên Tây Nguyên nhưng không nối đường bộ cao tốc từ vịnh Vân phong lên Tây Nguyên ! Không thể hiểu nổi tư duy của các nhà quy hoạch đường bộ ?
Đường sắt lên Tây Nguyên:
Bốn là hợp tác với các nước Thái Lan, Lào, Campuchia mở đường sắt và bộ từ Cheo Reo- Bản Đôn đi Stungtơreng-Pacxe-Ubon .
Đường sắt nối Kampuchia, Lao và Thai Lan :
Khi cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong trở thành nơi sinh lợi của các cường quốc mà nhạc trưởng là Việt Nam thì Việt Nam không chỉ thỏa mản được nhu cầu phát triển kinh tế mà còn giúp bảo đảm an ninh biển Đông theo chiến lược quốc tế hóa Biển Đông.
Khó khăn lớn nhất là tư duy tiểu nông , tư duy nhiệm kỳ đang thống trị ở Việt Nam đe dọa đã xé nát chính sách và đồng vốn ưu tiên cho vịnh Vân Phong.
Với vai trò quốc gia và quốc tế của vịnh Vân Phong, mọi người mong muốn những nhà điều hành quản lý Dự án cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong cố gắng đáp ứng sự hy vọng của nhân dân Khánh Hòa và nhân dân cả nước.
KS Doãn Mạnh Dũng