Cái ngọn và cái gốc.PGS.TS Hoàng Xuân Nhuận

Cái ngọn và cái gốc.PGS.TS Hoàng Xuân Nhuận

Hệ quả là thiên tai bão lũ gia tăng: trong thập niên 1950 chỉ xảy ra 13 lần thiên tai nặng với tổng thiệt hại vào khoảng 4 tỷ $US, còn trong thập kỷ 1990 thì số lượng thiên tai tăng gấp 6 (72 lần) và thiệt hại tăng gấp 10 (40 tỷ $US, xem hình dưới, trích lại từ IPCC).

 

 

Là chủ nhân của nền văn hoá đồ đồng vào loại sớm nhất thế giới (xem New light on a forgotten Past by Wilhelm G. Solheim II, National Geographic, vol. 139-no 3, March 1971), cha ông ta để lại rất nhiều kinh nghiệm quý về chọn vị trí cư trú và về canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, sự bùng nổ về dân số và mức độ gia tăng thiên tai đã vượt ra ngoài phạm vi áp dụng kinh nghiệm đã tích luỹ được.

 

Vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn do tư duy phát triển hiện nay chưa hề cập nhật khả năng gia tăng thiên tai.

 

Trong tình hình như đã nêu, thì thì dự báo chỉ là ngọn của vấn đề còn tư duy phát triển mới là cái gốc. Cho dù cho dự báo đúng 99,9% mà sai từ cái gốc thì khi có thiên tai người vẫn cứ chết và cơ nghiệp vẫn cứa tan hoang.

Vậy thiết nghĩ, càng cảm thông với đồng bào Miền Trung bao nhiêu, thì chớ vì bức xúc với cái ngọn mà quên đi cái gốc. Vậy có 2 câu hỏi cần thảo luận:

 

1) Liệu có nên thay đổi tập quán cư trú và canh tác nông nghiệp tại những vùng nhạy cảm với xu thế gia tăng thiên tai hay không?

 

2) Liệu có nên phát triển một cách căn cơ các thành phố mới để di dân và ly nông tại những vùng nhậy cảm với xu thế gia tăng thiên tai hay không?

 

Miền Trung oằn mình vượt lũ bão (ảnh  Phi Long)

 

Hiện nay, các vùng nhạy cảm với xu thế gia tăng thiên tai đã được nhận diện tương đối rõ, đó là vùng rìa biển các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và khúc “đòn gánh” Miền Trung. Trong số đó theo quan điểm riêng của mình, tôi phải kể đến hai thành phố có tầm quan trọng chiến lược là TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

 

Hiện nay thì tư duy chính thống vẫn cứ là đầu tư căn cứ theo thành tựu phát triển (mô hình đàn hồi) và kiên trì cơi nới các địa bàn cư trú truyền thống theo hướng ly nông bất ly hương. Kết quả là, đất nước chưa tập trung đủ nhân lực để khai khẩn những địa bàn có nhiều lợi thế về phát triển đô thị và vươn ra biển lớn.

 

Vậy, chỉ cần trả lời “không” hay “có” đã là rất quý. Còn nếu bày được kế sách khả thi hẳn hoi thì sẽ được dân tôn vinh đấy.

 

Biết là lắm gian truân, nhưng có nghiên cứu cẩn trọng và luận cứ đầy đủ thì nói phải củ cải cũng phải nghe.

 

Hà Nội 07/11/2007

PGS. TS. Hoàng Xuân Nhuận