Chân Thiện Mỹ hay Chân Bằng Mỹ ?

Để tồn tại, con người phải sản xuất hay làm dịch vụ để trao đổi. Muốn vậy con người phải hiểu quy luật thiên nhiên, đó là đi tìm “Chân”. Quá trình gắn kết con người với nhau hình thành những quy luật xã hội. Sự tiến hóa giúp con người xa dần các thuộc tính của con vật và sống ngày càng văn minh và yêu thương con người hơn và đẹp hơn từ tâm hồn đến thể xác,  đó là “Mỹ ” . Tính đòan kết và yêu thương con người hình thành qua giáo dục và đến sau tính tự tồn, bành trướng và ích kỹ. Để bất tử, con người có xu hướng truyền giống, tích lủy của cải, tìm cách tăng tuổi thọ và còn tìm mọi cách để lưu danh muôn thuở. Để bất tử có người như Herostrato thực hiện việc đốt đền, có người muốn nhân loại phải là nô lệ của mình như Hit-le; có người dựa vào lực lượng nước ngoài tiêu diệt dân tộc để giữ quyền thống trị độc tài trong nước như Pon Pốt; có người mới 30 tuổi đã muốn làm ” thánh hiền” cho cả thế giới nên đưa ra thuyết đấu tranh giai cấp và đưa ” thợ cả phường hội và thợ bạn ” cũng là mâu thuẩn đối kháng !, gây ra đổ máu nhiều triệu người trong gần hai thế kỹ qua; có người nghiên cứu khoa học và kinh doanh thành công để giúp nhân loại tiến bộ và làm nhiều điều thiện như Bill Gates; có người giúp đất nước Hoa Kỳ hình thành một Hiến pháp tiến bộ và tự nó điều chỉnh để mọi người công bằng trong trách nhiệm và nghĩa vụ với đất nước.

 

Vậy mục tiêu tiến hóa của loài người là gì ?
Theo truyền thống phương Đông : Chân , Thiện, Mỹ là mục tiêu con người cần hướng đến. Đó là sự phân định giữa thật và giả, thiện và ác, đẹp và xấu. Nhưng ở phương Tây, từ 400 năm trước công nguyên, Socrate và Plato đã đưa ra “Trên đời này chỉ có ba vật đáng giá đó là công bằng, mỹ thuật và chân lý ” và có thể gọi tắt là “Chân, Bằng, Mỹ “. Các nhà hiền triết định nghĩa “Một người công bằng là một người ở đúng vị trí của mình , làm theo đúng bản tánh của mình và trả lại cho xã hội những cái gì họ nhận của xã hội”.(Câu chuyện triết học – Will Durant, NXB Hồng Đức -Trg 60 ).
Con người chọn công bằng hay chọn thiện ? Nếu bạn được công bằng trong giáo dục bạn sẽ có năng lực làm việc như những người khác, bạn hưởng lương theo chức danh bạn đảm nhiệm. Điều đó luôn luôn tốt hơn là bạn không được giáo dục nên không có công việc tốt và phải nhận đồng tiền từ thiện. Vì vậy con người mong ước có sự “công bằng” hơn là nhận sự “từ thiện”.
Với tư duy trên, ta nên đưa mục tiêu “Chân, Bằng, Mỹ ” là mục tiêu hướng đến của loài người.

Thế nào là sự công bằng ?
Giữa hai người làm sao có sự công bằng ? Chỉ khi cả hai người đều có súng hoặc không có súng; hoặc có số tiền bằng nhau thì khi ngồi với nhau thương thảo mới tìm ra lẽ công bằng. Ngược lại , thương thảo giữa người có súng và người không có súng thì lẻ công bằng thuộc về người có súng. Thương thảo giữa người có nhiều tiền và người có ít tiền thì lẽ công bằng thuộc về người có nhiều tiền. Plato từng viết ” Một nắm quyền hành tốt hơn một bao lẽ phải ” ( Câu chuyện triết học – Will Durant, NXB Hồng Đức -trg 43). Đến đây chúng ta hiểu tại sao trong xã hội Việt Nam hiện nay, mọi người đều cố gắng tìm kiếm quyền lực bằng mọi giá.
Hiểu tư duy của Socrate và Plato nên Spinoza nhà hiền triết Do Thái gốc Hà Lan ( 1633-1677) đã đưa ra lời khuyên :
– Người dân có quyền cất giữ vũ khí sau khi chiến tranh đã chấm dứt ( Câu chuyện triết học – Will Durant, NXB Hồng Đức -Trg 178 ) .
Ông ý thức được giới chức cầm quyền sau chiến tranh sẽ luôn luôn tìm cách chiếm đọat thành quả cách mạng từ cộng đồng. Đây là quy luật mang tính phổ biến của hầu hết các quốc gia trên thế giới trừ nước Mỹ. Chỉ có những nhà cách mạng thật sự mới đủ sức vượt qua mọi sự cám dổ của lòng tham quyền lực, tiền bạc và danh vọng. Ở các nước  Trung Đông và Bắc Phi khi lập nước, lảnh tụ là những người anh hùng. Nhưng sau khi có quyền lực, vì lòng tham,  họ sửa Hiến pháp và trở thành nhà độc tài với những kết thúc thảm hại.
Nhưng nếu mọi người dân đều có quyền giữ súng cũng có mặt trái là dể gây ra cái chết cho kẻ vô tội khi con người không kìm chế được cảm xúc. Để giải quyết điều này, chính quyền phải cam kết lực lượng giữ súng chỉ bảo vệ đất nước và sự công bằng trong dân chúng. Vì vậy trong xã hội loài người, mỗi cá nhân phải hy sinh một phần tự do của mình để cộng đồng tồn tại nhằm bảo vệ các tự do khác của cá nhân.

Khi chính quyền độc tài thì dân chúng phải làm thế nào ?
“Nhiệm vụ của quốc gia là phát triển cá nhân. Khi quốc gia trở thành một bộ máy đàn áp thì phải làm như thế nào ? Spinoza khuyên chúng ta nên tuân theo ngay cả những luật lệ bất công nếu chúng ta có tự do phát biểu ý kiến với hy vọng rằng một ngày kia các luật lệ ấy sẽ được thay đổi trong ôn hòa ” ( Câu chuyện triết học – Will Durant, NXB Hồng Đức -Trg 177).
Có người cho rằng như vậy là hèn nhát ! Nhưng thực tế để chống lại các chế độ độc tài, kinh nghiệm từ Thánh Gandi, Tổng thống Nelson Mendela, bà Aung San Suu Kui với nguyên tắc “không hợp tác, bất bạo động” là dẩn đến thành công. Tư duy của Spinoza mang nội dung trong tục ngữ Việt Nam : “Nói phải củ cải cũng nghe”. Dân tộc Đức có câu tục ngữ : “Dũng cảm là tốt, bền chí thì tốt hơn.”  (Hợp tuyển Văn học Đức- , Lương Văn Hồng, Trệu Xuân, NXB Văn Học 2004, trg 82). Có lẽ dân tộc Đức chọn con đường “bền chí” nên thống nhất nước Đức trong sự ôn hòa mà không cần  sự dũng cảm và hy sinh nhiều xương máu của nhân dân như người Việt Nam. Nhà cách mạng mà biết quý từng giọt máu và tuổi thanh xuân của con người thì đó mới gọi là Thánh vì họ có trái tim yêu thương vĩ đại. Với Việt Nam hôm nay, tư duy của Phan Chu Trinh vẩn chính xác : Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Ngược lại lo sợ dân trí được nâng cao, những kẽ có quyền lực lại không thích đối thoại và cho rằng đó là “diển biến hòa bình”. Tư duy chống diển biến hòa bình tự nó biểu thị sự thiếu lẽ phải của kẻ có quyền lực. 

Nhà cách mạng và kẻ cướp khác nhau chổ nào ?
Bạn đi đường, gặp kẻ chĩa súng vào bạn và yêu cầu bạn giao vàng cho họ. Khi đó bạn không có lựa chọn nào khác là phải giao vàng để bảo tòan tính mạng. Kẻ chĩa súng vào bạn được gọi là cướp. Sau đó kẻ cướp bán dần vàng để ăn.
Một người hay một nhóm người giúp một dân tộc giành độc lập. Sau đó họ giao chính quyền cho nhân dân và họ lại quay về nghề chuyên môn của chính mình để kiếm sống thì đó là những nhà cách mạng. Ngược lại họ giữ chính quyền và bán chữ ký để ăn dần thì họ là đồng dạng với kẻ cướp. Họ cướp hết của bạn và cho bạn một chút để bạn có thể tồn tại. Đó không phải là lòng từ thiện mà là sự lừa đảo để bạn quên đi việc họ đã ăn cướp tài sản của bạn.Ở đây yếu tố “công bằng” rõ ràng được hoan nghênh hơn là sự từ thiện.

Hợp tác với nước ngoài ?
Ví dụ , làng của bạn tiếp giáp với ba làng khác. Khi trong làng của bạn có chuyện bất đồng, giải pháp tốt nhất là kiên trì cùng thương lượng trong nội bộ với nhau. Quay lại nguyên tắc của dân Đức “Dũng cảm là tốt, bền chí thì tốt hơn “( Hợp tuyển Văn học Đức ,Lương Văn Hồng, Triệu Xuân NXB Văn học -2005- Trg 82) ). Nếu bạn A không “bền chí ” nhờ làng 1 giúp, bạn B nhờ làng 2 giúp, bạn C nhờ làng 3 giúp thì tương lai sẽ không có một hứa hẹn nào tốt cho làng bạn. Vì làng bạn sẽ thành chiến trường của các làng 1, 2, 3. Xưa nay không có ai cho không ai bao giờ ! Làng nọ giúp bạn giành quyền lực trong làng , thì làng bạn phải đời đời trả nợ và mất chủ quyền là điều chắc chắn. Vấn đề quan trọng là các việc thương lượng nội bộ trong làng bạn phải trên nền tảng tiến hóa của loài người : đó là mọi người trong làng ai cũng phải làm việc để sống , không cho phép sống bằng sự cướp đọat từ dân trong làng hay đi sang các làng khác cướp đọat. Chính quyền Trung Quốc hiện nay cùng thỏa thuận nhau lấn chiếm biển Đông để tìm kiếm tài nguyên và khống chế các nước khác là hướng đi ngược với sự tiến hóa của nhân loại và theo vết xe đổ của Hitle. Chỉ có con đường duy nhất là mở rộng trao đổi hàng hóa và dịch vụ theo quy luật của nền kinh tế thị trường tự do. Nếu làng bạn không may tài nguyên thiên nhiên ít, bạn cũng đừng lo, vì tài nguyên trí tuệ là nguồn tài nguyên quyết định trong nền kinh tế thị trường mà ! Khi làng bạn có xu thế tiến bộ thì các làng khác cũng sẽ hợp tác với làng bạn để cùng phát triển, làng bạn chắc chắn không cô độc.

Chống lại sự can thiệp của ngoại bang
Để chống lại sự can thiệp của ngoại bang, một nguyên tắc chính là chống lại sự thương thuyết mật giữa các quốc gia.
“Spinoza không đồng ý đối với những cuộc thương thuyết mật giữa các quốc gia.Ông cho rằng những cuộc thương thuyết mật là bước đầu của sự độc tài. Trong những cuộc thương thuyết mật ấy, những kẻ độc tài có tòan quyền làm hại đến các quốc gia khác và rất có thể họ đã đem quyền lợi tòan dân để đặt vào ván bài quốc tế .” ( Câu chuyện triết học – Will Durant viết năm 1926, NXB Đà Nẵng 2009 , trg 192) ”
Bất luận trong hòan cảnh nào, việc thương thuyết mật giữa các quốc gia là không được phép.
Vì vậy lời đầu tiên trong tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ có câu :
“Trong tiến trình phát triển của nhân loại, một dân tộc cần thiết phải đập tan những băng đảng chính trị mà những băng đảng này đã kết cấu với những băng đảng (của các dân tộc) khác và khẳng định trước các lực lượng trên toàn trái đất vị thế độc lập và bình đẳng mà các qui luật của tự nhiên và thượng đế đã ban cho họ, thì sự tôn trọng đầy đủ đối với các quan điểm của nhân loại đòi hỏi họ phải tuyên bố những nguyên do dẫn họ đến sự biệt lập đó.”
Tháng 8/1792 trong cuộc cách mạng Pháp , nhân dân nổi lên chiếm Pari. Nên quân chủ lập hiến sụp đổ, vua bị bắt nhưng vẩn an tòan. Nhưng cuối năm 1792, người ta phát hiện một két sắt dấu trong tường điện Tynlơri những tài liệu Luy XVI thông đồng bí mật với nước ngoài và bọn di dân nhằm phản bội Tổ quốc. Vì chiếc két sắt đó mà Tòa án Hiệp hội các dân tộc quyết định xử tử vua. Ngày 21/1/1793 Luy XVI phải lên máy chém. Sự thương thuyết mật giữa các quốc gia là sự nghiêm cấm mang tính phổ biến trong thế giới loài người. ( Lịch sử thế giới cận đại- Vũ Dwowng Ninh, Nguyễn Văn Hồng , NXB Giáo dục 2006, trg 86) 

Tôn giáo và chủ thuyết
Các quốc gia đều cần đến tôn giáo hay chủ thuyết nào đó. Vì con người khi không vượt qua được quy luật tự nhiên như sinh , lão , bệnh, tử thì phải được tự an ủi đó là số mệnh để giảm bớt những nổi thương đau. Trong một xã hội có những hành vi đi ngược với tôn giáo là rất khó khăn cho mỗi cá nhân. Vì vậy có nhà chính trị chỉ rõ chống lại tôn giáo là tự tữ. Khi quá tin vào một chủ thuyết, thì chủ thuyết đó cũng là một hình thức tôn giáo. Trong tình cảm cũng vậy, khi quá tin vào tình yêu thì con người có thể chết vì tình. Khi gặp một con người quá tin vào tôn giáo của mình, quá tin vào chủ thuyết của mình hay tình yêu của mình thì việc đầu tiên ta nên tôn trọng tình yêu đó và khuyến khích họ sử dụng lòng tin đó vì mục tiêu “Chân, Bằng, Mỹ” hơn là bảo rằng họ sai. Trong thực tế, tình yêu giúp con người sống cao thượng hơn, đẹp hơn và lung linh hơn trong tâm hồn.

Cha truyền con nối
Nhà hiền triết Đức Immanuel Kant ( 1724-1804 ) cho rằng “mọi ưu thế cha truyền con nối đều do một cuộc chinh phục bạo động nào đó trong quá khứ “. (Câu chuyện triết học – Will Durant, NXB Hồng Đức -Trg 243 ). Có nghĩa là hình thức thế tập là thừa nhận cha ông họ đã dùng vũ lực – có nghĩa là đã gây tội ác – đối với cộng đồng để có quyền lực. Nếu cha ông họ trưởng thành bằng nhân nghĩa thì hôm nay phải để họ có quyền lực từ nhân nghĩa.

Bắt đầu lại từ Immanuel Kant là hợp lý !
Với Marx, hạnh phúc là đấu tranh. Nhưng với Immanuel Kant ( 1724-1804) lại đưa ra quan điểm :
“Ta hảy tìm hạnh phúc cho kẻ khác, nhưng cho chính ta, thì hảy tìm sự hòan thiện , dù nó đem lại cho ta hạnh phúc hay đau khổ.”(Câu chuyện triết học – Will Durant, NXB Hồng Đức -Trg 234 ).
Rõ ràng tư duy của Immanuel Kant cao thượng hơn, giúp xã hội loài người gắn bó nhau hơn, giúp con người ngày càng hòan thiện hơn về trí tuệ để chinh phục thiên nhiên.

Lời kết

Dân trí Việt Nam hôm nay khác xưa rất nhiều.  Người Việt trưởng thành từ sự hợp tác cùng khai phá đất phương Nam, tương tự dân đa sắc tộc Hoa Kỳ nên người Vịêt Nam rất yêu tự do. Nhờ trên 4 triệu người Việt ở nước ngoài, nhờ ngôn ngữ Việt Nam dể học, nhờ phát triển cơ sở hạ tầng internet nên người dân Việt tiếp nhận rất nhanh những tinh hoa của các dân tộc trên thế giới. Đó là sức mạnh văn hóa của dân tộc gắn với thời đại. Chúng ta tin rằng, không một thế lực nào có thể ngăn cản sức phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa của xã hội Việt Nam. Đó là niềm lạc quan và hy vọng của người Việt Nam bước vào năm 2016.
KS Doãn Mạnh Dũng