Chỉ có sự tự do, Việt Nam mới có thể trở thành cường quốc !
Sau đó tôi nhận được giấy mời gửi : “Tiến sĩ Doãn Mạnh Dũng”, tôi phải đề nghị Ban tổ chức sửa lại, vì tôi chỉ có văn bằng Kỹ sư.
Tại Nha Trang, anh Chu Quang Thứ đã tổ chức cho mọi người tham gia Hội nghị đi khảo sát vịnh Vân Phong. Vì vậy Hội thảo phải chuyển vào buổi tối cùng ngày.
Điều khiển Hội nghị là ông Trần Xuân Giá và ông Võ Đại Lược. Mọi người chỉ có 5 phút trình bày vì các tham luận đã được in đầy đủ. Tôi nhớ trong Hội nghị trên có ông Trần Đức Nguyên, ông Nguyễn Quang A, ông Trần Du Lịch… và nhiều kẻ sĩ nổi tiếng. Khi tôi trình bày, ông Võ Đại Lược đã không nhắc giới hạn về thời gian và tôi đã trình bày khá đầy đủ từ nguyên lý đến sự hình thành và giá trị của vịnh Vân Phong cho mục tiêu cảng Trung chuyển Quốc tế từ công-ten-nơ đến nhiên liệu.
Khi từ diển đàn bước xuống, thấy ông Trần Xuân Giá đang nói gì đó với Lê Vũ Khánh- Phó Trưởng Ban cơ sở Hạ tầng cảng Biển- tôi đến gần và trực tiếp nghe ông Trần Xuân Giá nói :
– Khánh biết nhà tôi, số điện thoại tôi… sao cậu không thông báo cho tôi biết chuyện này.
Khi bước ra nghĩ giải lao, ông Trần Đức Nguyên hỏi tôi :
– Cháu học ở nước nào về ?
Tôi thưa với ông :
– Cháu học ở trường Đại học Đường thủy nay trường đã sáp nhập với trường Đại học Hàng Hải Việt Nam.
Là tác giả, tôi hiểu sự nhận thức là một quá trình. Đó không chỉ là đọc sách mà là sự trãi nghiệm của bản thân cùng với khảo sát thực tế. Chính tôi đã phái bương chải với cuộc sống ở nhiều khía cạnh. Vì vậy tôi hiểu bài tham luận của tôi không chỉ là một giải pháp kỹ thuật đơn thuần, mà đó là phương pháp mới trong tư duy về kinh tế, khác với tư duy về giá trị thặng dư của Các Mác : G= c+v+m. Đây là lần đầu tiên, tôi đã trình bày khá hoàn chỉnh về giá trị hàng hóa hay dịch vụ phải bao hàm : Lao động cơ bắp + Tài nguyên thiên nhiên + Tài nguyên trí tuệ.
Phải chăng, từ chuyện trên, Bắc Kinh muốn Việt Nam chìm đắm trong học thuyết Các Mác nên đã tìm cách xóa Ban nghiên cứu của Chính phủ ?
Kẻ sĩ Bắc Hà thời nhà Lê
Nhớ câu đối của Đằng Trần Thường yêu cầu Ngô Thời Nhiệm trả lời :
– Ai công hầu, ai khanh tướng, ai dể hơn ai ?
Ngô Thời Nhiệm đối như sau :
– Thế xuân thu, thế chiến quốc, thế thời cứ thế.
Đặng Trần Thường tức giận buộc Ngô Thời Nhiệm sửa câu đối như sau :
– Thế xuân thu, thế chiến quốc, thế thời phải thế.
Nhưng Ngô Thời Nhiệm kẻ sĩ Bắc hà của thời Lê đã không chấp nhận mà : “ Cứ thế “ nên bị Đặng Trần Thường đánh đến chết.
Phải chăng văn hóa thời Lê với các chiến tích Chi Lăng đã nâng tầm kẻ sĩ Bắc Hà!
Kẻ sĩ Bắc hà thời 4.0
Tình cờ tôi gặp anh NĐT- người Hà Nội, vốn là bạn học hồi cấp III, cùng lớp với anh trai tôi là Doãn Mạnh Hùng – liệt sĩ – ở trường Lý Thường Kiệt. Bố anh NĐT đã từng nuôi ông Nguyễn Văn Linh những ngày hàn vi. Anh NĐT thường hàn huyên với tôi về văn hóa Hà Nội. Khi giữa thập niên 1960, anh NĐT đã là nhà hùng biện của một trường Đại học, chuyên giảng về tâm sinh lý trên nền tảng hóa sinh. Và nhiều lần, anh kể rằng có thằng em ruột là GS-TS làm Viện trưởng của một Viện khoa học tự nhiên ở Việt Nam. Anh NĐT kể, nó thường nói :
– – Cái gì người Việt Nam tưởng tượng ra được thì người châu Âu đã thực hiện xong rồi !
Tôi bị dằn vặt nhiều năm bởi câu nói trên ! Tôi tự hỏi, phải chăng với kẻ nô lệ, trong tâm hồn họ chỉ có mổi ước mơ tìm được ông chủ tốt hơn hoặc trở thành ông chủ để có quyền với kẻ nô lệ khác ?
Phải chăng, nhà Nguyển đã biến Hà Nội thành xứ phụ thuộc Kinh thành Huế, sau đó là 80 nô lệ cho Pháp, rồi sự kiện Cải cách ruộng đất giữa thập niên 1950 hay chiến dịch thanh trừng “bọn xét lại” giữa thập niên 1960 … đã đốt cháy mọi sự tự tin của kẻ sĩ Bắc hà ?
Vượt qua chính mình
Tôi tự hỏi và đã vượt qua chính mình những câu hỏi trên, khi công bố tua-bin mới đầu tiên trên thế giới sử dụng động năng dòng chảy tự nhiên. Tua-bin đã khử được trọng lượng tự thân của cánh quạt, mỗi mô-đun có thể lấy hết năng lượng theo độ sâu, kết hợp hai lớp tua-bin thì lấy hết năng lượng theo chiều ngang dòng chảy. Hệ thống phát điện lại đặt trên khô nên tua-bin mới có giá thành rất thấp. Những yếu tô trên sẽ giúp tua-bin mới được gọi là “Trống quay họ Doãn ” ( Doan blade ) sẽ vượt xa với mọi tua-bin hiện có trên thế giới về hiệu quả và giá thành. Người trí thức nhìn được cái nhà trước khi xây, nên tôi hiểu phát minh của tôi sẽ phát triển đại trà trên thế giới trong một tương lai gần. Đó là hạnh phúc mà tôi đã đi tìm trong suốt tuổi trẻ và những ngày còn lại của tuổi già.
Tôn trọng Trung Quốc nhưng không đồng hành với họ
Việt Nam có biên giới cùng Trung Quốc nhưng ông cha chúng ta đã không bị đồng hóa vì nhờ ý chí của những người yêu tự do. Chính sự tồn tại và phát triển của xã hội Việt Nam hôm nay là ánh sáng hy vọng của những người nông dân Trung Hoa đang bị áp bức bằng bạo lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chuyện bành trướng của chính quyền Trung Quốc ở Biển Đông đã tự nó xác định Chính quyền Trung Quốc là kẻ thù của nhân dân Việt Nam mà không ai và không một giải pháp nào che đậy hay nói dối được. Người Việt Nam dù ít học cũng hiểu rằng đừng để dòng họ mình có người mang tên Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống. Vì vậy người Việt Nam hảy cùng nhau đối thoại để mọi người đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc ngay trên mảnh đất Việt Nam.
Ks Doãn Mạnh Dũng