Chia sẽ nổi đau với Pari và cùng vui với nhân dân Miến Điện

Con người, ai cũng thích sống trên quê hương, việc di tản chỉ là sự chọn lựa cuối cùng giữa sự sống và cái chết. Sự bất công trong từng quốc gia vì những kẻ độc tài và ích kỷ chỉ có thể giải quyết bằng việc nâng cao dân trí tòan dân nên cần thời gian. Liên hiệp quốc nên kiên trì cách làm trên, hơn là buộc châu Âu phải tiếp nhận những người nhập cư tạo ra sự mất cân bằng về văn hóa trong xã hội. Những nước lớn ủng hộ các chế độ độc tài để hưởng lợi là phải chịu trách nhiệm trong việc gây mất ổn định xã hội loài người.
Xin chân thành chia buồn với thân nhân của những nạn nhân và mong muốn đòan kết với các bạn.
Trong khi tại Pari sự đối đầu bằng súng,thuốc nổ và tự sát thì loài người lại chứng kiến một bước dài trong quá trình tiến hóa văn minh ở Miến Điện. Trước, con người ở đây nói chuyện với nhau bằng súng đạn, nay lại ngồi đối thoại và chọn con đường chung cho đất nước bằng lá phiếu. Ngày bầu cử, không thấy dấu hiệu của sự cực đoan. Kết quả bầu cử không có kẻ thua mà chỉ có kẻ được giao trọng trách nặng nề hơn trong xây dựng đất nước và người khác thì được nhẹ gánh với trách nhiệm núi sông. Những người lính Miến Điện hiểu rằng bà Suu Kyi thắng cử thì đó là cơ hội để bà Suu Kyi cống hiến nhiều hơn cho đất nước Miến Điện như cha bà – người anh hùng dân tộc. Còn bà Suu Kyi thì luôn luôn chọn con đường giúp nhân dân hiểu trách nhiệm và nền dân chủ để cùng xây dựng đất nước, đồng thời kiên trì quan điểm khoan dung với những người đối lập từng đày ải bà. Chính tư duy đấu tranh bất bạo động nhưng đầy khoan dung của Gandhi đã giúp bà Suu Kyi đưa Miến Điện từ một quốc gia độc tài quân sự thành một quốc gia Cộng hòa và Dân chủ thật sự. Dù thắng cử, khi xây dựng đất nước phải đối mặt với quy luật của nền kinh tế thị trường. Nơi đó những nhóm người bất tài, lười biếng nhưng lại muốn sống giàu sang thì khó mà tồn tại. Những kẻ đó sẽ chống lại bà Suu Kyi dưới nhiều hình thức khác nhau trong quá trình bà thực hiện cải cách xây dựng đất nước.Vì vậy việc giáo dục cho mọi người quen với lao động và hưởng thành quả đúng theo lao động của chính mình là cần rất nhiều thời gian. Vì vậy cách mạng Miến Điện cần nhiều nhà lảnh đạo như bà Suu Kyi để thực hiện và kế thừa.
Mới đây vài năm, lảnh đạo Việt Nam còn sang Miến Điện và mong đất nước này thay đổi thể chế để hội nhập với khối Đông Nam Á. Miến Điện đi sau nhưng đã có những bài học từ Kampuchia. Khi đất nước Kampuchia phụ thuộc vào Trung Quốc nên phải thực hiện chính sách diệt chủng Pon Pốt. Đất nước Miến Điện có diện tích 676.577 km² gấp hai lần Việt Nam, với dân số 55 triệu chỉ bằng 60 % dân số Việt Nam; có 135 sắc tộc trong khi Việt Nam có 54 sắc tộc; có biên giới bộ với Trung Quốc dài 2.185 km trong khi biên giới bộ Việt -Trung chỉ dài 1.281km. Với những số thống kê trên, Miến Điện có rất nhiều khó khăn hơn Việt Nam để vượt qua sự khống chế của Trung Quốc. Nhưng bà Suu Kyi đã vượt qua tất cả và đang đưa đất nước hướng vào con đường thật sự của dân, do dân và vì dân.
Ngày 11/11/2015 ông Obama đã ca ngợi bà Suu Kyi vì “những nỗ lực và hy sinh không mệt mỏi của bà trong rất nhiều năm qua” nhằm thúc đẩy hòa bình, dân chủ tại Myanmar. Ông Obama cũng gọi điện cho đương kim Tổng thống Thein Sein để chúc mừng về thành công của chính phủ Myanmar trong việc tổ chức tổng tuyển cử và tầm quan trọng của việc tôn trọng kết quả của cuộc bầu cử. Ông Thein Sein cùng Tư lệnh lực lượng vũ trang Myanmar Min Aung Hlaing cũng cam kết sẽ hợp tác với chính phủ mới và nỗ lực vì hòa bình, ổn định và sự phát triển của đất nước. Như vậy cả bà Suu Kyi và ông Thein Sein đều là những vĩ nhân và được trân trọng.
Cùng chia sẽ nổi đau với Pari và cùng vui với nhân dân Miến Điện.
KS Doãn Mạnh Dũng