Chiến lược gì cho phát triển kinh tế tại Tp Hồ Chí Minh ?
Với đặc điểm tự nhiên, Nam bộ là nơi cung cấp thực phẩm cho cả nước và xuất khẩu. Vì vậy Nam bộ hoàn toàn đủ điều kiện là bếp ăn của cả nước, khu vực và trên thế giới.
Vùng miền Đông Nam bộ nơi cao ráo, nền đất cứng, là cửa ngõ nối với miền Trung, có truyền thống là vùng công nghiệp lớn nhất Nam bộ. Vì vậy nên hướng miền Đông Nam bộ là nơi sản xuất cung cấp các dây chuyền chế biến thực phẩm phù hợp với cách chế biến truyền thống của người Việt Nam.
Với quan điểm trên, Tp Hồ Chí Minh hảy là trung tâm cung cấp công cụ chế biến thực phẩm cho Nam bộ, xuất khẩu thực phẩm đã chế biến vừa tăng trưởng cho chính mình, vừa kích thích cho cả Nam bộ phát triển.
Trước đây tôi đã đề xuất hình thành cảng chuyên dụng xuất khẩu gạo tại Bình Khánh – Cần Giờ. Đó là hướng tư duy sử dụng tiềm năng về địa lý để phát triển Tp HCM.
Lịch sử Sài gòn xưa đã chứng minh : Đầu mối giao thông nhỏ thì chợ nhỏ. Đầu mối giao thông lớn thì chợ lớn. Đầu mối giao thông mất đi thì chợ mất đi. Vậy khi Sài Gòn chỉ là cảng vệ tinh cho Singapore hay Hồng Kông thì Sài Gòn làm sao trở thành trung tâm tài chính của khu vực Đông Nam Á. Đó là một thực tế mà chúng ta đang đối mặt.
Tôi cũng đề nghị lảnh đạo Tp HCM xem xét sử dụng bãi biển Cần Giờ làm bãi tắm nhân tạo. Đó là lợi ích thiết thực với nhân dân Tp HCM.
Trong tư duy, sức mạnh đặc biệt của người Sài Gòn đó là truyền trống yêu tự do hình thành trên con đường khai phá vùng đất Nam Bộ. Chính tư duy tự do là sức mạnh để người Sài Gòn dám cầm tầm vong chống lại đại bác ngày 23/9/1945, mở đầu cho cả nước hành trính chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Những người cộng sản đang quản lý Tp HCM hảy là những người biết yêu tự do, yêu sự công bằng như cha ông của họ. Sự ích kỹ, chỉ biết thõa mản nhu cầu chiếm hữu quyền lực để có vật chất, danh hảo và dục vọng cá nhân là sự xa lạ với tính cách nghĩa hiệp của người Sài gòn xưa. Đó là hành trình đầy hối tiếc với nhiều quan chức và là bài học cho thế hệ trẻ.
Ks Doãn Mạnh Dũng