Chính sách cho vịnh Vân Phong : Hàn thử biểu đo hàm lượng trí tuệ và cả lòng yêu nước !

Chính sách cho vịnh Vân Phong : Hàn thử biểu đo hàm lượng trí tuệ và cả lòng yêu nước !

Hiểu được vị trí vịnh Vân Phong đòi hỏi không chỉ có trí thức giao thông hàng hải,sắt, bộ mà cả tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh tế lâu dài trên bán đảo Đông Dương. Vì vậy đó là trí tuệ.
Sự phát triển vịnh Vân Phong sẽ tự động vẽ lại bản đồ thị trường vận tải hàng hóa và kinh tế bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á; nó thực hiện việc quốc tế hóa các tuyến đường hàng hải qua biển Đông. Đó là sự phát triển tất yếu trên nguyên tắc hợp lý hóa quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình hội nhập. Điều đó ngược với ý đồ của Trung Quốc muốn độc quyền chiếm biển Đông.

 

Bố cục khu kinh tế mở Vân Phong đề xuất 1998

Vị trí vịnh Vân Phong trên các tuyến đường hàng hải Đông Nam Á

 

Tuyến đường sắt và bộ nối vịnh Vân Phong với Tây nguyên và biên giới Việt Nam- Kampuchia không có đèo như tuyến đường 19 ( Nối Bình Định với Tây nguyên bằng đèo An Khê…), đường 26 ( nối Ninh Hòa với Tây nguyên bằng đèo Phượng Hoàng, đường 27 ( nối Ninh Thuận với Tây nguyên bằng đèo Ngọan Mục)  

 

Tuyến đường sắt nối từ vịnh Vân Phong với hệ thống đường sắt của Thái Lan

 

Các chuyên gia tư vấn đánh giá cao đề xuất tuyến đường sắt cắt dãy Trường Sơn từ vịnh Vân Phong.

 

Hình trên ( 4.1.1) trích trong báo cáo của Jica và MOT tháng 8/1996 trang 4.2. Tư duy của tư vấn sai lầm đã đưa chiến lược xây dựng rất nhiều cảng dọc theo bờ biển đông của Việt Nam. Tư duy sai lầm trên đã  khuyến khích các địa phưong xây cảng nay Bộ GTVT lại đổ trách nhiệm cho các địa phương. Như vậy là không khách quan.

 

Hình Giải pháp vịnh Vân Phong trong hội nhập và chia lại thị trường dịch vụ cảng ở Đông Nam Á với sự chủ động của Việt Nam.Lợi ích của mô hình này va chạm với các cường quốc dịch vụ hàng hải trong khu vực. Vì vậy việc chống hình thành cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong là chiến lược ngoại giao số 1 trong kinh tế của các nước trong khu vực ảnh hưởng. Đó là lý do chính sách với vịnh Vân Phong là hàn thử biểu đo lòng yêu nước của các chính khách. 

 

 

 

Tu duy Khu kinh tế mở Vân Phong được đưa lên Báo Khoa học Phổ thông- số 802 ngày 18/9/1998 

Vì vậy bạn chỉ cần nhìn hành động của các chính khách đối với chiến lược xây dựng Đặc khu kinh tế Vân Phong là hiểu ngay chính khách đó đang bảo vệ lợi ích nước nào ?
Phải thừa nhận rằng, một sức mạnh vô hình đã thành công trong việc kiềm hảm sự trổi dậy của vịnh Vân Phong trong 18 năm qua từ ngày công bố “Cảng Vân Phong- cảng lớn nhất bán đảo Đông Dương- Trung tâm trung chuyển công-ten-nơ ” ngày 1/6/1997 tại Khách sạn Hải Yến Nha Trang trong Hội nghị “Quy hoạch du lịch Vân Phong- Đại lảnh”.
Sức mạnh vô hình đó không chỉ hướng vịnh Vân Phong từ bõ chức năng cảng trung chuyển sang một chức năng khác và kể cả cử những kẻ kém đức tài đến để phá nát những hy vọng.
Bản tin thời sự 19:00h ngày 22/9/2015 của VTV1, đưa tin :
Hôm nay, chỉ đạo Đại hội Đảng tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Chúng ta có 3 đô thị và 5 huyện. Nhiệm vụ của tỉnh là phải đưa 5 huyện này phải trở thành 5 huyện nông thôn mới, các xã nông thôn mới văn minh hiện đại theo hướng đô thị. Theo hướng nông thôn mới kết hợp với phát triển hài hòa các đô thị Khánh Hòa sẽ đạt được mục tiêu mà Bộ Chính trị đã đặt ra là đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, phải thực hiện thành công Đặc khu Kinh tế Vân Phong, thành công trong xây dựng nông thôn mới, để cả tỉnh trở thành đô thị”.
Thật mừng khi Bộ Chính trị đã có sự chỉ đạo mới với vịnh Vân Phong.
Để thực hiện “Đặc khu Kinh tế Vân Phong”, việc đầu tiên là phải thóat sự lệ thuộc vào Trung Quốc và cả các cường quốc hàng hải khác trong khu vực. Điều này đòi hỏi tầm trí tuệ cao và cả lòng yêu nước thật sự của chính khách.
Vì vậy để hiểu rõ tầm trí tuệ và lòng yêu nước của chính khách, bạn chỉ cần hỏi chính sách của họ với vịnh Vân Phong ?
KS Doãn Mạnh Dũng