Cải cách đất nước trên nền tảng văn hóa nào ?

Việt Nam đã dành quá nhiều giấy bút đi tìm kiếm con đường mới cho Việt Nam và cả những người thực hiện nó. Nhưng nền kinh tế ngày càng tụt hậu với các nước láng giềng. Hơn nữa chủ quyền và lảnh thổ Việt Nam cũng bị thách thức công khai trên diển đàn quốc tế !
Ai chịu trách nhiệm ? Chắn chắn mỗi người dân Việt Nam đều phải chịu trách nhiệm với số phận của đất nước hôm nay!
Ông Bí thư tỉnh Quảng Nam tự hào về người con của mình và tin rằng nó xứng đáng kế thừa mình. Nhìn lại, chàng trai 30 tuổi đó trưởng thành từ Khu kinh tế mở Chu Lai. Nếu chàng trai đó có trí tuệ, thì hiểu rằng chủ trương Khu kinh tế mở Chu Lai chỉ là Khu kinh tế mở cấp tỉnh, chẵng có ý nghĩa gì với Quảng Ngãi và cả Đà Nẵng từ ngày động thổ 25/7/2003 với trái tim là cảng Kỳ Hà. Ngày động thổ, một tờ báo đã đưa tin “Riêng cảng biển Kỳ Hà, với độ bồi lắng rất thâp và mực nước sâu có thể đón tàu tải trọng  đến 230.00 tấn vẩn còn được bảo quản tốt..” ( Bài viết của Nguyễn Trung Hiếu- tác giả viết tin khoa học như viết văn- thực tế tàu 230.000 tấn ở đây là tàu đưa vào phá dõ). Trước đó ngày 24/8/1999, báo Sài Gòn Giải Phóng viết : “Hiện tại cảng có thể đón tàu có tải là 6.000 tấn, nếu nạo vét luồng lach sẽ đón được tàu 80.000 tấn, công suất qua cảng lên tới 20 triệu tấn/năm- Lương Thiện thực hiện” Thực tế cảng Kỳ Hà đến hôm nay chưa thể đón được tàu 10.000 tấn vì món nước tự nhiên của luồng vào cảng Kỳ Hà chỉ đáp ứng cho tàu từ 5.000 tấn đến -6.000 tấn. Luồng vào cảng Kỳ Hà không thể nạo vét vì đây là hạ lưu cửa sông Trường Giang từ Thăng Bình chảy ra cửa Kỳ Hà. Biên độ thủy triều cửa Kỳ Hà cao so với bờ biển Thăng Bình nên dòng sông Trường Giang chỉ ra cửa Kỳ Hà mang theo sa bồi làm cạn luòng. Việc thay đổi cửa thóat dòng sông Trường Giang sẽ cần vốn đầu tư rất lớn và tác động nhiều đến môi trường. Yếu tố chính hình thành khu kinh tế là đầu mối giao thông.Sự tương đương giữa đầu mối giao thông và khu kinh tế là một quy luật kinh tế hiển nhiên. Khi đầu mối giao thông chỉ là cấp tỉnh thì khu kinh tế tất yếu cũng là khu kinh tế cấp tỉnh. Người đề xuất lấy cảng Kỳ Hà làm cảng giúp Khu kinh tế Dung Quất tiếp nhận hàng hóa là GS Trần Kim Thạch. Mang danh Khu kinh tế mở để đón nhận giọt sữa ngân sách đang kiệt quệ của người mẹ già tổ quốc. Nếu chàng trai đó sớm phản đối cha với tư duy sai về hoạch định Khu kinh tế mở Chu Lai thì hôm nay chàng đó  không chỉ xứng đáng làm Giám đốc Sở KHĐT mà nên thay cha làm Bí thư tỉnh ủy. Người Vịêt Nam rất cần những người trẻ nhưng biết đem lại cho dân tộc những cái bánh thật với tinh thần sáng tạo của nền văn minh chứ không phải bằng  những thủ thuật moi móc tiền thuế của dân để tiêu xài và thói quen cúi đầu chờ lệnh.
Hơn nữa, Việt Nam đang chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc. Đó là nguyện vọng của người Việt Nam trong và ngoài nước. Đó là ý chí thống nhất giang san từ thưở hận sông Gianh- nơi biên cương thống khổ. Nhưng một chủ trương cao cả trên có nguy cơ phá sản vì sự tham lam của một sô ít gia tộc. Từ thế kỹ 18, nhà triêt học vĩ đại người Đức – Immmanuel Kant đã ” cho rằng mọi ưu thế cha truyền con nối đều do một cuộc chinh phục bạo động nào đó của quá khứ “. ( Trg 243- Câu chuyện triết học – Will Durant- NXB Hồng Đức-2014). Đảng cộng sản Vịêt Nam coi thành quả trên đất nước Việt Nam hôm nay là sự hy sinh máu xương của cả dân tộc. Vì vậy chính sách cha truyền con nối là sự phủ nhận quá khứ và đi ngược với sự hòa hợp và hòa giải dân tộc.
Câu chuyện thừa kế gia sản chức quyền ở Quảng Nam giúp tôi nhớ lại những người bạn cũng là học sinh miền Nam cùng học với tôi. Vì với cách mạng Việt Nam, họ là những hạt giống đỏ, là những người kế thừa cha anh hoạch định chính sách phát triển đất nước hôm nay..
Mùa hè 1965, sau khi tốt nghiệp lớp 10, chúng tôi được đi Trung Quốc du học. Sau bữa cơm trưa cuói cùng trước khi rời đất nước đang có  chiến tranh  ở trường Đại học Bách khoa, H và tôi trở về phòng lấy túi xách để ra ga Hà Nội. Đến chân cầu thang,tôi đặt cái chén và đôi đũa đã rữa sạch, hy vọng ai đó sẽ cần đến. Còn H đứng từ trên lầu ném chiếc chén bể tan tành nghe như tiếng pháo !
Giữa năm 1967, lớp Vận tải biển 7, trường Đại học Đường thủy có mười bạn miền Bắc được lệnh nhập ngũ vào Nam chiến đấu.
Buổi cơm chiều tiển bạn ra chiến trường đã dọn ra. Khi đó trời đã xẩm tối. Một giọng miền Nam của N , nói rất to:
-Tắt đèn đi, để công bằng, ai gắp được gì thì gắp !
Mấy cái đèn dầu phụt tắt!
Lớp học giữa rừng trên ngọn đồi nhỏ giữa xóm Gàng, thuộc Chủ -Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Sáng lên lớp, chiều tôi dựng bảng đen giữa rừng để hổ trợ các bạn học yếu chưa hiểu bài. Vì vậy buộc tôi phải dành nhiều thời gian hơn để đọc sách.Có lần thấy tôi cầm sách đọc, V bạn cùng lớp nói thẵng với tôi :
– Ba tao có cần học đâu nhưng vẩn làm giám đốc đấy !
V sau này cũng trở thành giám đốc của một Công ty lớn của nhà nước. Nhưng khó tìm dấu ấn thành công của V trong thời đương nhiệm.

Âm thanh cái chén rơi, bóng đêm buổi tiệc chia tay và lời của V theo tôi suốt cuộc đời ! Những hạt giống đỏ trên đến hôm nay đều còn sống và đã về hưu nhiều năm. Họ ra Bắc ở tuổi tiểu học, tâm hồn như tờ giấy trắng.Tôi quý các bạn tôi nhưng trách một hệ thống giáo dục đã khiếm khuyết trong việc xây dựng nền tảng văn hóa phát triển cho con người. Nếu mong muốn Việt Nam trở thành một cường quốc, không thể không cải cách ngành giáo dục. Việc cải cách phải bắt đầu từ dân trí, dân khí và dân sinh như người xưa đã dạy. Xã hội có thể dể dàng vượt qua thiên tai để xóa cái nghèo nhưng xã hội khó vượt qua những khủng hoãng từ những tư duy lạ kỳ của một nền văn hóa quá xa với con người văn minh, mà đời tôi phải chứng kiến từ những năm tuổi trẻ. Với quy luật tự nhiên, thiện và ác được nhận thức từ các góc độ khác nhau. Chuyện cha truyền chức cho con là hợp lý với chế độ phong kiến và với quyền lợi gia tộc nhưng phản cảm với cộng đồng của một nền cộng hòa do nhiều người vì nó mà hy sinh. Tuy nhiên, dù là nền cộng hòa, truyền thống cha truyền con nối trong chính trị vẩn là một truyền thống tốt, miển rằng những hạt giống đó được xã hội thừa nhận như ông Lý Hiển Long con ông Lý Quang Diệu ở Singapore.

 

Chó sói là kẻ thù của thỏ. Nhưng khi thỏ mẹ già và chết nếu không có sói thì bệnh dịch lan tràn. Khi đó sói là ân nhân của thỏ. Vì vậy sự đa dạng hình thức, đa dạng tư tưởng trong xã hội là nền tảng để loài người tồn tại và phát triển. Nhưng với những hạt giống đỏ với vai trò là những nhà lảnh đạo đất nước, họ cần hướng xã hội vào những thõa thuận chung để mỗi người đều có cơ hội tồn tại và phát triển. Đó là nền tảng cho sự ổn định về chính trị, kinh tế và trật tự của cả cộng đồng.
TPP đã được chính quyền Việt Nam tham gia và chấp nhận. Một cánh cửa rộng mở cho tuổi trẻ Việt Nam bay bổng lên trời cao. Vinh quang không dành cho người hèn yếu, thích sống bằng gia tài và chức quyền của cha ông để lại. Đừng phí phạm một kiếp người bạn nhé !
KS Doãn Mạnh Dũng