Cảng nhân tạo Quảng Bình: vui chưa đến, họa đã tường.

Cảng nhân tạo Quảng Bình: vui chưa đến, họa đã tường.

vì đã đưa ra  ý tưởng khoa học cho  dự án nhưng chưa đưa ra giải pháp hợp tác thực hiện dự án nên gây ra tai họa cho người dân địa phương.

                Chuyện như sau.Tháng 4 /2007, một công ty tại Tp HCM định xây dựng một nhà máy xi măng tại bờ nam sông Gianh, gần thượng lưu cảng Gianh hiện nay. Họ đề nghị tôi trình bày quan điểm phản biện với dự án của họ.Sau khi nghiên cứu, tôi cho rằng cửa sông Gianh chắc chắn không thể đón tàu 1vạn tấn vì vậy không nên xây dựng nhà máy xi măng tại nam sông Gianh.Trách nhiệm phản biện của tôi chỉ đến giới hạn này. Song  vì lợi ích của nhân dân Quảng Bình, tôi đã cố gắng khảo sát và đưa ra ý tưởng về cảng nhân tạo cho tỉnh Quảng Bình.

           Để có thể khai thác nguồn tài nguyên đá vôi của  thượng lưu sông Gianh tôi thấy việc vận  chuyển nguyên liệu hay thành phẩm bằng đường bộ ra cảng Hòn La hay Vũng Áng  thì chắc chắn không thể cạnh tranh với xi măng Nghệ An, Thanh Hóa hay Hải Phòng. Bài học với nhà máy xi măng sông Gianh là quá rõ ràng .Giải pháp kinh tế nhất là con đường đưa xi măng ra biển  bằng : đường sông – băng chuyền – cảng  biển. Cảng biển cho tàu nhận xi măng phải từ 1 đến 3 vạn tấn.Sau khi khảo sát tòan bộ bờ biển Quảng Bình, tôi tin rằng chỉ có một vị trí duy nhất có thể làm cảng biển với mục tiêu là xuất  xi măng  cho tỉnh Quảng Bình thì vị trí tối ưu là tại xã Quảng Phúc .

Mô hình như sau : nguyên liệu hay xi măng từ thượng nguồn sông Gianh về bờ bắc sông Gianh tại  xã Quảng Phúc bằng đường sông. Tại xã Quảng Phúc có nhà máy xi măng hay tổng kho xi măng. Từ đây có băng chuyền dài 2km ra cảng nhân tạo. Cảng nhân tạo được xây dựng tại bờ biển xã Quảng Phúc với phương pháp đào sâu vào đất liền tạo thành vùng nước cho tàu đậu và quay trở.Phía ngoài biển có hệ thống đê chắn cát bảo vệ luồng tàu.Từ xã Quảng Phúc có đường nối ra quốc lộ 1A , con đường này qua xã Quảng Thọ. Khi tính tóan , vị trí nhà máy xi măng nằm cuối gió làng Đơn Sa, hệ thống băng chuyền không qua làng, khu cảng nhân tạo nằm trên vùng đất cát ven biển  với sự giải tỏa là ít nhất.Tôi đã nêu ý tưởng trên và gửi đến nhà đầu tư. Rất tiếc họ không mời tôi ra Quảng Bình để trình bày và đã sử dụng tài liệu nghiên cứu sơ bộ trên  triển khai dự án. Khi  nghiên cứu dự án cảng nhân tạo Quảng Bình, tôi cho rằng nhà đầu tư cần kết hợp hài hòa 3 lợi ích: nhà nước, dân và nhà đầu tư. Với nhà nước đó là tiền thuế và khả năng tạo công ăn việc làm cho nhân dân và các doanh nghiệp địa phương. Với dân là nguồn thu nhập chính đáng và việc làm. Nguồn thu nhập chính đáng cho dân ở đây tôi hiểu gồm hai phần :  một là phần đền bù cho dân để có tiền chuyển đổi nghề nghiệp và tổ chức kinh doanh mới, phần còn lại là cổ tức gắn bó với nhà đầu tư.Nhà đầu tư ăn nên làm ra thì dân có đất tham gia sẽ có lợi ích đồng hành.Về môi trường, có hai khả năng : xây dựng  nhà máy ,tổng kho và cảng biển  tại Quảng Phúc hoặc xây dựng nhà máy tại mỏ đá vôi ở thượng nguồn còn tại Quảng Phúc chỉ xây dựng tổng kho và cảng biển. 

Với mô hình trên, bắc sông Gianh sẽ trở thành đầu mối giao thông của cả tỉnh Quảng Bình , là trung tâm thương mại và tài chính của tỉnh. Đây là cơ hội đô thị hóa  vùng  Quảng Phúc, Quảng Thọ , Ba Đồn…

Rất tiếc không rỏ giải pháp nào được  đề xuất, các chính sách nào đã được áp dụng hay sự hiểu nhầm nào đó đã gây sự cố 6/2008.

Với bài báo này, tôi hy vọng được hợp tác với chính quyền và nhân dân Quảng Bình  tiếp tục nghiên cứu tìm ra một giải pháp khoa học tốt nhất ,cũng như  chính sách hài hòa các lợi ích, để cộng đồng  tỉnh Quảng Bình  có cơ hội phát triển và chính nhân dân địa phương nơi có dự án phải được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án mang lại.

Hy vọng mọi người hảy tha thứ cho nhau và tiếp tục cùng tìm ra giải pháp thiết thực vì lợi ích của  quê hương Quảng Bình mến thương. Nhờ các bạn trẽ Quảng Bình chuyển thông tin này về quê hương.Xin liên lạc với website kinhtebien online. 

Qua trang web này , tôi xin chân thành cám ơn  ông Nguyển Đỉnh – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Quảng Bình, ông Phan Sỹ Linh- Giám đốc Cảng vụ Quảng Bình, ông Nguyễn Đức Phương -nguyên Giám đốc Cảng vụ Hà Tỉnh đã giúp tôi đi khảo sát và cung cấp các thông tin để nghiên cứu Dự án cảng nhân tạo Quảng Bình.

 

KS Doãn Mạnh Dũng