Sự khác nhau về số liệu ban đầu của dự án cảng Dung Quất

Sự khác nhau về số liệu ban đầu của  dự án cảng Dung Quất

Nhà xuất bản thông kê năm 1996 xuất bản cuốn : Các dự án xây dựng cảng & đường thủy Việt nam đến năm 2010, sách được in công phu bằng 2 ngôn ngữ Việt và Anh. Bắt đầu trích dẩn trang 81 của cuốn sách trên : “ II- Vị trí và hiện trạng . Vịnh Dung Quất là vịnh sâu nằm phía đông bắc huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi , chia ra 2 vịnh : Vịnh lớn và Vịnh nhỏ . Vịnh lớn : rộng 11 km từ mũi Thanh Long đến mũi Co Co , độ sâu trung bình trên 20m. Chiều rộng trung bình 4 km, nơi rộng nhất 5 km .Chiều dài trung bình 12 km , nơi dài nhất 13 km . +Tổng diện tích tòan vịnh 48 km2 . Đáy vịnh có cát mịn. Dọc bờ phía đông có mũi Co Co -Tuyết Diêm cao trung bình 20 m che chắn. -Vịnh nhỏ : Có cửa là đường nối vịnh Sơn Trà và mũi Co Co . Chiều rộng 3,5 km và diện tích khoãng 7 km 2. Độ sâu từ 6-20m . Phía đông bắc được che chắn bởi dãy núi đá thấp có chiều dài 2,3 km . Phía đông có núi Nam Trâm ( cao 141m) dài 1 km . Bãi cát ven vịnh từ sông Cầu đến Trà Bồngcó chiều rộng trung bình 100m. Tiếp đó là bãi rộng bằng phẳng có diện tích khoãng 10 km2, dài 5 km rộng 2km . Vịnh nhỏ là khu dự kiến lựa chọn vị trí xây dựng cảng Dung Quất. Khoãng cách từ cảng đến căn cứ Chu Lai 7km, đến cảng Sa Kỳ 17 km, cách thị xã Quảng Ngãi 38 km. Trong lich sử khu vực vịnh nhỏ là vùng tránh nạn cho các tàu thuyền qua các cơn bão tố đã xảy ra. -Luồng vào cảng có tính ưu việt: luồng tự nhiên sát biển có chiều rộng và chiều sâu khá lớn, khả năng tiếp nhận tàu trong điều kiện hòan toàn tự nhiên không phụ thuộc vào chế độ triều và nạo vét. Xét về quy môvà khả năng tiếp nhận tàu cũng như khả năng khai thác của nó trong điều kiện tự nhiên thì cảng Dung Quất có thể được xếp loại hàng đầu của các cảng lớn của Việt Nam . Cảng Dung Quất có độ sâu có thể tiếp nhận tàu hàng 50.000DWT và các tàu dầu 150.000 DWT . Cảng nằm ở trung tâm cả nước cách đường nội hải 30 km và tiếp cận các đường hàng hải quốc tế 190 km giao lưu với Hồng Kông, Đài Loan, Viển Đông, Nhật Bản , Singapore, Philippine …” Hết trích dẩn. Chúng ta hảy dùng bản đồ tự nhiên 1/50.000 để nghiên cứu. Theo tài liệu trên giới hạn của vịnh là : “Vịnh lớn : rộng 11 km từ mũi Thanh Long đến mũi Co Co , độ sâu trung bình trên 20m.” Trên bản đồ tự nhiên 1/50.000 có đầy đủ đường đẳng sâu trong vịnh Dung Quất.Bạn có thể tự tính tóan bằng phương pháp đơn giản, dựa trên nguyên tắc là trọng lượng của tờ giấy photo copy phân bổ như nhau trên mọi điểm của tờ giấy: Bước 1 : Bạn cân một mảnh có diện tích 1 km2 để tìm trọng lượng của nó, Bước 2 : Cắt tòan bộ mặt nước vùng vịnh Dung Quất với giới hạn là mũi Thanh Long đến mũi Co Co. Bước 3 : Cắt các vùng có cùng độ sâu, tánh ra từng mảng. Bước 3 : Bạn ra tiệm vàng nhờ cân trọng lượng của tòan bộ mặt nước và từng vùng có độ sâu khác nhau. Bước 4 : Sử dụng tỷ lệ giữa trọng lượng và diện tích của mảnh 1 Km 2 , khi bạn đã có trọng lượng từng mảng độ sâu nên tìm được diện tích của mảng độ sâu đó. Năm 1997 , bằng phương pháp trên tôi bất ngờ phát hiện sự thật phủ phàng về độ sâu của vịnh Dung Quất. Kết quả như sau : Mặt nước vịnh Dung Quất giới hạn bởi mũi Thanh Long đến mũi Co Co có diện tích là 4.687,2 ha ( 100%). Vùng có độ dưới 10 m là 2.458,6 ha chiếm 53,03%. Vùng có độ sâu từ 10m đến 20 m là 2.059,5 ha chiếm 43,94 % Vùng nước có độ sâu trên 20m là 142,1 ha chiếm 3,03% nằm ở đọan giáp giữa vịnh Dung Quất và ngoài khơi. Tháng 11-1997, khi đến khảo sát tại vịnh Dung Quất, người già ở đây cho biết : các trận bão lớn đều đẩy xác thuyền và xác người vào ngay cửa Sa Cần ( cửa sông Trà Bồng) và vùng Bình Thuận –chận bán đảo Co Co. Vì đây là vùng cuối gió của tòan vịnh Dung Quất. Có sự khác biệt nhau quá lớn về số liệu ban đầu của dự án cảng Dung Quất. Đó là sự sai sót trong nghiên cứu hay sự cố ý . Mong lịch sử sẽ tìm ra sự thật.Vì đó là nền tảng để các vị lảnh đạo đất nước vạch ra chiến lược lọc hóa dầu của Việt Nam. KS Doãn Mạnh Dũng