Một tiềm năng cảng lớn nằm ở phía Nam cảng Vũng Áng.

Một tiềm năng cảng lớn  nằm ở phía Nam cảng Vũng Áng.

Cảng Vũng Áng ở xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh của tỉnh Hà Tỉnh được xây dựng ở bờ phía bắc của vịnh Vũng Áng và đưa vào khai thác từ 6-2001.Cầu số 1 cảng Vũng Áng xây dựng cho nước bạn Lào dài 185,5 m với độ sâu trước bến -11 m. Công suất thiết kế 460.000 t tấn hàng qua cảng trong 1 năm.Đến năm 2004 đạt 525.000 tấn hàng qua cảng.Nhưng qua năm 2005 lượng hàng qua cảng giảm chỉ còn 432.000 tấn. Nguyên nhân chủ trương của Việt Nam giảm lương  hàng khoáng sản  xuất thô.Cầu số 2 xây cho Việt Nam đã khởi công từ 8-12-2005, dự kiến dài 270 m có độ sâu trước bến -13 m. Cảng Vũng Áng hiện tại chỉ khai thác được 270 ngày trong năm. Số ngày còn lại vì  gió mùa đông bắc không thể khai thác được.

Cảng Vũng Áng là  cảng biển nhưng khả năng tiếp nhận tàu lớn bị hạn chế. Nguyên nhân vùng phía bắc vịnh Vũng Áng hiện nay là vùng cuối dòng của dòng hải lưu bắc-nam chảy qua vịnh Vũng Áng.Vì cuối dòng nên vị trí trên tương đối sâu so với các vị trí ở bờ bắc.Nhưng đó là vùng hở khi có bão và có gió mùa đông bắc.

Để phát triển cảng Vũng Áng trong tương lai ,vị trí phía nam Vũng Áng là một vùng có tiềm năng làm cảng rất lớn. Đó là vùng có mặt nước rộng với đáy là cát có thể tăng thêm độ sâu bằng nạo vét. Để biến vùng nam Vũng Áng thành một cảng lớn và ổn định,tôi  đề nghị nên xây dựng  một đê chắn sóng và sa bồi từ Mủi Ròn đến phía tây Hòn Sơn Dương.Đê dài đúng 3.000m. Với mô hình trên chúng ta có một vùng nước rộng khoãng 900 ha và 6 km tuyến bờ biển có thể làm cầu tàu với độ sâu không hạn chế và kín sóng gió.Đấy là chưa kể đến 3 km tuyến đê. Trước đây một công ty tư vấn đề nghị xây dựng đê theo hướng trên nhưng họ để lại cửa ra vào giữa đọan đê.Việc để cửa như vậy là tạo gió mùa đông bắc thổi trực tiếp vào vùng nước cảng. Hơn nữa cửa trên tạo thế để sa bồi bị đẩy vào khu vực cảng.

 

Với mô hình đê chắn sóng 3 km như trên nối Mũi Ròn với hòn Sơn Dương, phía nam Vũng Áng sẽ trở thành một cảng có độ sâu và rộng lớn nhất miền bắc. Mô hình trên tạo ra một vùng công nghiệp lớn tại phía nam Vũng Áng cũng như khu vực tránh bão cho tàu thuyền .Còn vùng bắc đê Vũng Áng sẽ trở  thành một bãi cát đẹp thích hợp cho du lịch.

Về mặt bảo vệ đất nước, đây là một vị trí có tính chiến lược cho lực lượng hải quân hiện đại của Việt Nam ở  vùng bờ biển khu vực phía Bắc. Có người hỏi tại sao không sử dụng vịnh Hòn La? Vịnh Hòn La được bao bọc và cải tạo khá tốt trong việc chắn sóng và sa bồi nhưng đáy của vịnh Hòn La là đá gốc và cạn. Tàu vào không chỉ bị cạn mà không thể thả neo vì neo dể bị kẹt vào đá gốc.

Đê chắn sóng phía nam Vũng Áng có thể sử dụng các vật liệu có sẳn tại  đia phương để thực hiện. Chúng ta có thể dùng đá lớn hoặc rọ đá bằng lưới B40  xếp nối dần Mủi Ròn và Hòn Sơn Dương. Chắc chắn quá trình xây dựng đê thì đó cũng là quá trình thay da đổi thịt nền kinh tế Hà Tỉnh.

KS Doãn Mạnh Dũng

Hội Khoa Học Kỹ Thuật Biển TP HCM

( Đăng trên báo KHPT số 32 ngày 25/8/2006)